Về tài nguyên đất, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất là trên 84% tổng diện tích và là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất đỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại. Cụ thể, đất nông nghiệp có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng.
Chất lượng đất ở Tây Ninh có độ phì tiềm năng khá nhưng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng kém, mức độ sử dụng cho cây trồng còn hạn chế.
Về tài nguyên rừng, rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ, đáng quý nhất là rừng cây họ dầu.
Đến năm 2010, diện tích đất có rừng khoảng 45.308 ha chưa kể diện tích khoanh nuôi rừng tái sinh là 10.354 ha, nâng tỷ lệ che phủ tự nhiên đạt 40,1%, trong đó độ
che phủ rừng không tính cây cao su là 11,2%. Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng chiếm khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
Về tài nguyên khoáng sản, Tây Ninh phổ biến nhất là khoáng nhiên liệu, phi kim loại như than bùn có trữ lượng khoảng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm CỏĐông; đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bốởđồi Tống Lê Chân, Sroc Tăm và Chà Và thuộc huyện Tân Châu. Sét làm gạch, ngói trữ lượng khoảng 16 triệu m³, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và thị xã Tây Ninh. Đá laterít (đá ong), trữ
lượng khoảng 4 triệu m³, phân bố rải rác khắp các huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà Thành, Dương Minh Châu và Gò Dầu. Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở núi Phụng,
núi Bà thuộc huyện Hoà Thành. Cuội, sỏi và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m³, tập trung ở các huyện Tân Châu, Châu Thành, Hoà Thành và Trảng Bàng.
Khoáng sản của Tây Ninh nghèo, chủ yếu thuộc nhóm nhiên liệu và khoáng sản phi kim loại, nguyên liệu gốm, vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng.
Về nguồn nước, Tây Ninh có nguồn tài nguyên nước dồi dào gồm có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
Nguồn nước mặt: chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/ km² và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ
vùng đồi Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước, cao trên 200 m chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh với tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương, trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thuỷ lợi lớn nhất nước đã được xây dựng là công trình hồ Dầu Tiếng có diện tích 27.000 ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000 ha), dung tích 1,45 tỷ m³ và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220 km, trong đó có 151 km chảy trong địa phận Tây Ninh; hệ thống suối, kênh, rạch đã tạo ra một mạng lưới thủy văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/ km² và 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông; đồng thời với tổng diện tích ao, hồ lớn có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thủy sản khoảng 490 ha.
Nguồn nước ngầm: Khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, với tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50-100 ngàn m³ /giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng (Sở