- Như đã phân tích ở trên, BHXH là việc lập ra một nguồn ngân quỹ nhằm đảm bảo bù đắp cho khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi của NLĐ do họ bị mất hoặc giảm khả năng lao động, bị mất việc làm, do ốm đau bệnh tật, tai nạn, tuổi già... vì vậy đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập bị mất đi hay giảm đi do sự rủi ro mà NLĐ gặp phải trong cuộc sống làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.
- Đối tượng của BHXH không chỉ là các khoản thu nhập theo lương mà bao gồm các khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ cấp… cho NLĐ có nhu cầu đóng góp thêm để được hưởng mức trợ cấp BHXH.
- Đối tượng tham gia của BHXH là NLĐ và người SDLĐ. Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một khoản % nhất định so với tiền lương của NLĐ theo quy định của luật BHXH. Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào đó trong xã hội.
- Xem xét mối quan hệ rằng buộc trong BHXH, ngoài NLĐ còn có NSDLĐ và cơ quan BHXH dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Người SDLĐ tham gia đóng góp vào BHXH là vì phần họ thấy được lợi ích thiết thực và tính ưu việt khi tham gia
BHXH và là trách nhiệm của họ để BHXH cho NLĐ mà họ đang sử dụng, một phần là do sự ép buộc của Nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với Nhà nước thì lại khác, họ tham gia BHXH với hai tư cách là chủ SDLĐ đối với tất cả công nhân viên chức và những người hưởng lương từ NSNN; tư cách thứ hai là người bảo hộ cho quỹ BHXH mà cụ thể là bảo hộ giá trị cho quỹ BHXH, bảo hộ cho sự tăng trưởng của quỹ, nhằm tạo sự ổn định cho quỹ và sự ổn định về mặt chính trị xã hội. Cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của NLĐ và NLĐ phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với NLĐ. Mối quan hệ ràng buộc này là đặc trưng riêng có của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại, hoạt động và phát triển của BHXH một cách bền vững.