Kinh nghiệm quản lý thu BHXH Huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 68 - 73)

ngày, cán bộ kế toán sang lấy báo có từ ngân hàng, kho bạc và cập nhật dữ liệu vào phần mềm kế toán (VSA). Cuối tháng, sau khi đối chiếu khớp số liệu với ngân hàng, kho bạc, kế toán khoá sổ trên phần mềm VSA và kết chuyển dữ liệu sang phần mềm quản lý thu BHXH (SMS). Toàn bộ số tiền thu BHXH được chuyển hết về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và sau đó chuyển về BHXH Việt Nam theo quy định. Đầu mỗi quý, cán bộ tổng hợp thu có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu tổng số tiền đã thu với bộ phận kế toán, khoá sổ, tổng hợp quyết toán quý trước. Sau khi được BHXH tỉnh thẩm định, cán bộ tổng hợp thu khoá sổ quyết toán trên phần mềm SMS. Mọi sự thay đổi, điều chỉnh sau khi khoá sổ chỉ được thực hiện khi có ý kiến phê duyệt của Giám đốc.

Như vậy, tất cả các biến động về số lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH đều được theo dõi và quản lý rất chặt chẽ, đảm bảo cho việc thu nộp BHXH kịp thời, đầy đủ, chính xác theo luật định.

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH Huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tàu

Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Châu Đức đã đạt được những mặt tích cực chủ yếu sau:

BHXH Huyện Châu Đức đã rất tích cực trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện. Theo đó, một số hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH đã được tổ chức, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, như truyền tải thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức phát hành miễn phí các loại ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ doanh nghiệp làm BHXH, hoặc tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với NLĐ cơ quan, tổ chức trên địa bàn, giúp cho NLĐ, cơ quan, doanh nghiệp nắm rõ hơn về nghĩa vụ tham gia BHXH và chính sách, chế độ BHXH. Ngoài ra hiện ngành BHXH đã thực hiện giao dịch hồ sơ qua dịch vụ hành chính công, giao dịch điện tử tạo thuận lợi cho đơn vị giao dịch tất cả các hồ sơ và tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, hiện nay cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp tự giác tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều đó góp phần quan trọng hàng năm làm tăng số thu trên địa bàn huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH.

BHXH Huyện Châu Đức đã áp dụng nhiều biện pháp giảm nợ BHXH như thu lãi do chậm đóng; đăng tên các đơn vị nợ BHXH trên báo chí; định kỳ hàng năm báo cáo cấp ủy và chính quyền địa phương tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH trên địa bàn để xin ý kiến chỉ đạo; thành lập tổ chỉ đạo thu nợ BHXH liên ngành của huyện do phòng Lao động thương binh và xã hội làm trưởng đoàn; khởi kiện ra tòa đối với các đơn vị nợ BHXH kéo dài và bám sát từng đơn vị SDLĐ để kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp BHXH... Nhờ đó, số tiền nợ đóng BHXH đã có xu thế giảm.

Thực hiện chính sách BHXH theo cơ chế mới dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro đã làm thay đổi nhận thức của hàng triệu NLĐ và chủ SDLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, đồng thời góp phần xóa đi ranh giới giữa những NLĐ làm việc trong khu vực nhà nước với những NLĐ làm

việc trong các hành phần kinh tế khác. Nhận thức này đã tạo ra môi trường thuận lợi, lành mạnh để chủ trương, chính sách BHXH đi vào cuộc sống, đồng thời đảm bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ BHXH giữa những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy NLĐ kiếm việc làm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, giảm gánh nặng cho NSNN.

BHXH Huyện Châu Đức nhận được sự quan tâm của HĐND, UBND huyện cùng phối hợp của các ban ngành của thành phố như với phòng Lao Động thương binh Xã Hội, phòng kinh tế, phòng thanh tra huyện, Liên đoàn Lao động huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị SDLĐ về việc thu BHXH nên trong những năm qua công tác quản lý thu BHXH Huyện Châu Đức đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Hàng tháng, các đơn vị SDLĐ thực hiện đối chiếu, thông báo tăng giảm tổng quỹ lương và số lao động một cách đầy đủ nên việc kiểm soát, theo dõi của BHXH được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.

Phương thức thu BHXH hiện nay được thực hiện tất cả bằng chuyển khoản. BHXH Huyện Châu Đức đã mở tài khoản chuyên thu tại nhiều Ngân hàng và Kho Bạc Nhà nước, các đơn vị chuyển toàn bộ số tiền đóng BHXH vào tài khoản này. Những quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SDLĐ cũng như cơ quan BHXH trong công tác thu và đóng BHXH.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thu là những cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý thu, có trình độ chuyên môn cao, năng động nhiệt tình trong công việc nên có thể xuống các đơn vị SDLĐ đôn đốc việc thu nộp BHXH, bên cạnh đó còn phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác thu BHXH đến NLĐ và người SDLĐ.

Trình độ hiểu biết của NLĐ về BHXH ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia, tăng số thu BHXH. NLĐ đã biết đòi

quyền lợi hợp pháp được đóng BHXH nhất là trong các DNNQD nên công tác quản lý thu cũng trở nên dễ dàng hơn. Có được thành tích này là do BHXH Huyện Châu Đức đã triển khai tốt công tác tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia BHXH nhằm gia tăng số lượng đơn vị và NLĐ tham gia BHXH trên toàn địa bàn huyện.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu BHXH cho Huyện Xuyên Mộc - Thứ nhất, Về cơ chế thu BHXH, hệ thống BHXH được thực hiện trên nguyên tắc có tham gia BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH. Nguồn thu của hệ thống BHXH được tập hợp chủ yếu từ các khoản đóng góp của NLĐ và NSDLĐ. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước với mức đóng góp và hình thức đóng góp khác nhau tuỳ thuộc vào quy định của Pháp luật. Mức đóng góp vào quỹ BHXH của mỗi nước rất khác nhau phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế của mỗi nước và mức đóng của NLĐ bao giờ cũng thấp hơn mức đóng của chủ SDLĐ. Việc phân chia trách nhiệm đóng góp của NLĐ và NSDLĐ cũng khác nhau.

- Thứ hai, Quy định mức thu BHXH bắt buộc của NLĐ ở mỗi quốc gia còn tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động BHXH phải dựa trên nguyên tắc bắt buộc để thu hút càng nhiều đối tượng tham gia BHXH càng đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH. Có sự phân định giữa chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và chức năng sự nghiệp của Ngành BHXH.

- Thứ ba, Công tác thu BHXH bắt buộc, tương ứng với các loại đối tượng quy trình cụ thể và bằng phương pháp quản lý hiện đại, kết hợp chặt chẽ nhiều khâu theo một quy trình nhất định từ việc bắt đầu đăng ký đối tượng tham gia BHXH, kết thúc bằng việc xác định kết quả đóng góp, để những NLĐ tham gia được hưởng chế độ BHXH khi họ có đủ điều kiện. Về mô hình tổ chức, có nhiều mô hình khác nhau: đa số các nước đều giao việc quản lý Nhà nước về BHXH cho một Bộ chức năng như: Bộ lao động, Bộ phúc lợi xã hội, BTC... còn hoạt động sự nghiệp BHXH thường do cơ quan chuyên trách thực hiện trong cả nước.

- Thứ tư, Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác quản lý thu BHXH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

- Thứ năm, Cơ quan BHXH phải chủ động đề ra các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

- Thứ sáu, Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn đe, giáo dục chung; Cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH cần được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, nâng cao được chất lượng, hiệu quả công việc, xử lý công việc một cách linh hoạt; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hồ sơ điện tử nhằm rút ngắn thời gian cho đối tượng và đơn vị SDLĐ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận của BHXH và quản lý thu BHXH, đưa ra các khái niệm, định nghĩa về quản lý thu BHXH, về quản lý nợ BHXH, phần nội dung quan trọng nhất là xác định rõ về nội dung của quản lý BHXH. Từ đó, làm rõ cơ sở lý luận nền tảng xác định các mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở những lý luận của chương 1 sẽ làm cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý thu tại nội dung Chương 2 của đề tài.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN

XUYÊN MỘC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)