Thực trạng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tuyên Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 39 - 47)

Tuyên Hóa là khu vực có vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Quảng Bình. Nơi có nhiều trục đường chính và hệ thống giao thông phức tạp, địa hình đồi núi, phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tại đây, tình hình vận chuyển, mua bán lâm sản trái pháp luật, phá, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp thường xuyên xảy ra. Ngoài ra tình hình buôn bán, vận chuyển, săn bắt các loài động vật hoang dã qua địa bàn ngày càng phức tạp. Các cơ quan chức năng đã tăng cường truy quét và xử lý các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện nhưng tình hình vi phạm vẫn liên tục xảy ra, đó là một thực tế đáng báo động. Bởi vậy các cơ quan chức năng đặc biệt là Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa thuộc Chi

cục Kiểm lâm Quảng Bình đã và đang tích cực nâng cao trách nhiệm trong quản lý tài nguyên rừng, phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Song song với những kết quả đã đạt được trong những năm qua thì công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tuyên Hóa vẫn đang còn gặp nhiều vấn đề tồn tại cần phải điều tra, tìm giải pháp khắc phục kịp thời.

Địa bàn Huyện Tuyên Hóa đang đứng trước những tệ nạn phá rừng, cháy rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép... Với nhiều hình thức, nhiều đối tượng, nhiều phương tiện tham gia và bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, hầu như tháng nào cũng có các vụ vi phạm xảy ra, tính bình quân khoảng 6 - 7 vụ/tháng. Đứng trước tình trạng đó, hạt Kiểm lâm Huyện Tuyên Hóa cùng đội ngũ cán bộ đã ra nghị quyết triển khai tực hiện các công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm hạn chế tình trạng khai thác vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép trên địa bàn huyện quản lý.

4.2.1. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác PCCCR được coi là nhiệm vụ cấp bách và luôn được chú trọng đặt lên hàng đầu. Để thực hiện tốt công tác PCCCR, hàng năm, Hạt Kiểm Lâm Tuyên Hóa đã chủ động tham mưu cho UBND huyện tổ chức tổng kết công tác BVR - PCCCR, ban hành các văn bản, chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, cũng cố lại BCĐ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của huyện, bổ sung quy chế, phân công nhiệm vụ và bổ sung phương án tổng thể của huyện về BVR - PCCCR. Bên cạnh đó, đã tổ chức các đợt diễn tập PCCCR để phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân, sức mạnh của phương châm 4 tại chỗ của địa phương trong công tác chuẩn bị PCCCR; năng cao năng lực chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền địa phương và BCĐ, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng trong công tác PCCCR.

Tuyên Hóa là một trong những huyện có diện tích rừng tương đối lớn. Cháy rừng xảy ra hầu hết ở các xã có diện tích rừng trồng thuần loài khá lớn với những loài cây có chứa dầu, nhựa rất dễ xảy ra cháy rừng như: Bạch đàn, Keo, Thông...

Tích cực tuần tra canh gác, duy trì chế độ trực ban, trực nhật chặt chẽ, đặc biệt là các tháng cao điểm của mùa khô dễ xảy ra cháy rừng.

Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa đã mua sắm trang bị bổ sung dụng cụ PCCC cho các trạm, các xã, phường có rừng để đảm bảo tính cơ động cho việc chữa cháy khi xảy ra cháy rừng [10]. Được thể hiện qua bảng 4.6:

Bảng 4.6. Thống kê dụng cụ, phƣơng tiện PCCCR huyện Tuyên Hóa năm 2018

Dụng cụ PCCCR Máy bơm nước (cái) Máy cắt cỏ (cái) Máy cưa xăng (cái) Bình cứu hỏa (bình) Bình phun nước (bình) Bàn dập lửa (cái) Loa PCC CR (cái) Xẻng (cái) Cuốc, cào (cái) Rựa (cây) Thùng đựng nước (cái) Can đựng nước (cái) Bi đông (cái) Xô (cái) 2 4 6 42 0 3 4 22 25 56 7 26 18 12

(Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa năm 2018 Theo nhu cầu thực tế - phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm)

So với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng trên địa bàn huyện thì trang thiết bị, phương tiện PCCCR đang còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí đầu tư vì vậy công tác dập lửa, chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra còn gặp khó khăn.

Vào thời gian nắng nóng cao điểm (tháng 6 - tháng 9), UBND huyện và Hạt Kiểm lâm đã phân công tổ chức trực 24/24h, kể cả ban đêm và ngày thứ 7, chủ nhật, đảm bảo trực 100% con số.

Qua các số liệu điều tra thực tế ngẫu nhiên một số người dân, cán bộ trên địa bàn TT Đồng Lê, xã Nam Hóa, Sơn Hóa, Cao Quảng có đến 15,1% phiếu chấm điểm khá cho rằng công tác phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi các vụ cháy rừng xảy ra, 32,7% phiếu đánh giá tốt cho công tác này. Cho thấy công tác PCCCR tại huyện đã được triển khai và thực hiện khá tốt.

Mặc dù đã có những hoạt động triển khai công tác PCCCR hàng năm kịp thời nhưng trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra [10].

Bảng 4. . Tổng hợp số liệu cháy rừng huyện Tuyên Hóa (2015 - 2018)

Năm Số vụ cháy (vụ) Diện tích rừng tự nhiên bị cháy (ha) Diện tích rừng trồng bị cháy (ha) Tổng diện tích cháy (ha) 2015 5 0 12 12 2016 2 0 3,2 3,2 2017 9 0 13,4 13,4 2018 11 2,1 15,4 17,5 Tổng 27 2,1 44 46,1

Nguồn: ạt Kiểm Lâm Tuyên Hóa)

Do khí hậu ở Tuyên Hóa vô cùng khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt cộng với gió mạnh, dụng cụ dập lửa thô sơ nên tình hình cháy rừng ở đây tương đối cao.

Qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.3 trong các năm qua (2015 - 2018) số vụ cháy rừng ở Tuyên Hóa là 27 vụ, với diện tích rừng bị cháy là 46,1 ha.

Diễn biến cháy rừng qua các năm là không có quy luật tăng hay giảm mà tùy thuộc vào thời tiết. Năm 2017 và năm 2018 do thời tiết nắng nóng kéo dài nên tình trạng cháy rừng trên địa bàn huyện có xu hướng tăng. Tuy nhiên, năm 2015, trên địa bàn huyện xảy ra 05 vụ cháy nhưng tổng diện tích thiệt hại lên tới 12 ha rừng trồng Thông nhựa đã tạm giao cho các hộ gia đình quản lý, sử dụng và cháy rừng trồng Bạch đàn, Keo. Số vụ cháy và diện tích cháy cao nhất vào năm 2018 với diện tích 17,5 ha - 11 vụ.

Cháy rừng không những làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng, gây thiệt hại về kinh tế người dân mà còn làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên huyện.

Bảng 4.8. Tổng hợp cháy rừng theo xã từ năm 2015 - 2018 TT Số vụ (vụ) Diện tích cháy (ha) Diện tích rừng (ha) 1 Kim Hóa 6 8,4 15423,1 2 Sơn Hóa 4 4,5 1647,5 3 Đồng Lê 2 4,46 450,4 4 Thanh Hóa 4 7,4 10936,3 5 Ngư Hóa 6 10,1 3831,3 6 Nam Hóa 1 2,62 1591,5 7 Châu Hóa 2 3,48 811,9 8 Hương Hóa 2 5,14 8941,5 Tổng 27 46,1 43633,5

Biểu đồ 4.4. Số vụ, diện tích cháy rừng phân theo xã

Các xã xảy ra cháy rừng nhiều nhất là Kim Hóa, Ngư Hoá là những xã có số vụ và diện tích cháy rừng cao nhất trong huyện. Tại các xã có diện tích rừng trồng (Thông nhựa) tương đối lớn như xã Sơn Hoá, xã Mai Hoá, TT Đồng Lê… phần lớn các diện tích rừng trồng trên của các Dự án như 327, PAM, 4304 sau khi giao cho người dân quản lý, sử dụng người dân không có kinh phí để xử lý thực bì tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.

Bảng 4. . Tổng hợp cháy rừng theo các tháng (2015 - 2018) Thời

gian

Số vụ cháy rừng(vụ) Diện tích rừng bị cháy(ha) Tổng Loại đất, loại rừng Tổng Loại đất, loại rừng

RTN RT TCCB RTN RT TCCB Tháng 6 6 6 x 5,2 5,2 x Tháng 7 14 1 13 x 24,8 2,1 1,42 x Tháng 8 4 4 x 7,4 7,4 x Tháng 9 3 3 x 2,5 2,5 x Tổng 27 1 1,42 46,1 2,1 1,42

hi chú: RTN - Rừng tự nhiên; RT - rừng trồng; TCCB - trảng cỏ cây bụi. (Nguồn: Hạt Kiểm Lâm Tuyên Hóa)

Biểu đồ 4.5. Số vụ, diện tích cháy rừng phân theo các tháng

Từ năm 2015 - 2017 trên địa bàn huyện không xảy ra vụ cháy rừng tự nhiên nào; năm 2018 do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài vào đầu tháng 7 có xảy ra 02 vụ cháy gây thiệt hại đến rừng tự nhiên và rừng trồng.

Các tháng xảy ra cháy rừng nhiều nhất và nghiêm trọng nhất là các tháng 7 và tháng 8. Đây là các tháng có nguy cơ cháy rừng cao.Vào các tháng trên điều kiện thời tiết hanh khô kéo dài, nhiệt độ không khí tăng cao, có ngày nhiệt độ lên đến 39o

C - 42oC, kèm theo đó là hiện tượng gió phơn Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh mẽ vào các tháng này làm cho thực bì khô nhanh, vật liệu cháy nhiều nên khả năng xảy ra cháy rừng rất lớn.Vì vậy, cần xây dựng các phương án PCCCR vào các tháng nói trên để có thể tích cực chủ động trong công tác PCCCR.

Hình 4.2. Phối hợp với các lực lƣợng chữa cháy rừng

Trong vòng hơn 5 năm, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa xảy ra 27 vụ cháy lớn, nhỏ và đối tượng chủ yếu là cháy các loại rừng trồng, thời điểm phát lửaa từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, mà nguyên nhân cháy xuất phát từ sự thiếu ý thức trong sử dụng lửa của người dân trong vấn đề xử lý thực bì và vệ sinh rừng. Ngoài ra, khi xảy ra cháy rừng, Hạt Kiểm lâm cùng các cơ quan có chức năng chưa thực sự kiên quyết điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý theo đúng pháp luật. Hệ thống đường băng cản lửa so với yêu cầu PCCCR vẫn còn thiếu, đặc biệt có khu vực nếu xảy ra cháy lớn sẽ rất khó tiếp cận, tổ chức lực lượng và phương tiện để cứu chữa kịp thời. Hệ thống hồ, đập dự trữ nước không có, địa hình phức tạp, phương tiện chữa cháy chủ yếu là thủ công, còn phương tiện cứu hỏa cơ giới không tiếp cận được đến hiện trường. Công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật chưa được thường xuyên và chưa thực sự sâu rộng. Ý thức người dân tham gia chữa cháy còn chưa cao, vẫn còn sự ỷ lại cho các lực lượng. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR cũng như dụng cụ chữa cháy còn thô sơ, bảo hộ lao động cho người chữa cháy chưa được trang bị đầy đủ. Toàn huyện có 01 chòi canh lửa rừng, hơn 24 km đường băng cản lửa, 18 bảng

tuyên truyền về bảo vệ rừng và trên 25 biển niêm yết cấm lửa, được bố trí tại các trục đường người dân hay vào, ra rừng.

Nhìn chung, Công tác PCCCR của huyện trong các năm qua đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn cần phải phát huy những việc đã làm được và khắc phục điểm chưa làm được để đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa như: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về PCCCR cho người dân, tổ chức diễn tập nâng cao kiến thức cho người dân về chữa cháy rừng, công tác xử lý thực bì trước thời điểm nắng nóng, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện chữa cháy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)