- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng từ huyện đến cơ sở trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, tổ chức phát động toàn dân thường xuyên tham gia tố giác hành vi vi phạm lâm luật để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định.
- Tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã, trách nhiệm của chủ rừng trong công tác QLBVR, nếu để mất rừng, phá rừng phải được xử lý một cách nghiêm túc và kịp thời theo pháp luật.
- Tăng cường thực hiện theo quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng: Kiểm lâm, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự và cùng tham gia với các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện trên nguyên tắc thống nhất, chủ động tự bố trí sắp xếp công việc, thời gian, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn cụ thể của các cấp chính quyền và đề cao vai trò trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị, xây dựng Kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng. Dựa vào dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý BVR.
- Các ban ngành phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất; hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, cần tăng cường biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng, đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản về tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng khuyến nông khuyến lâm và các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ. Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ công chức Kiểm lâm gắn bó với địa phương, yêu ngành yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
- Các chủ rừng, chính quyền cấp xã, thị trấn cần xây dựng tốt phương án, kế hoạch bảo vệ rừng theo từng giai đoạn, từng năm và cần phải biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều thành phần tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực.
- Tập trung truy quét, truy đuổi tại những vùng trọng điểm lâm tặc thường khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép, tăng cường kiểm tra việc tiêu thụ và sử dụng các loại động vật hoang dã trong các nhà hàng. Cần chú ý tới những xã Ngư Hóa, Thanh Hóa Thuận Hóa và Kim Hóa vì những xã này thường xuất hiện các điểm nóng về tình hình khai thác lâm sản trái phép, phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp.
- Cơ quan Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương các xã và cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác rà soát, thu hồi lại các phần diện tích bị lấn chiếm trái phép để trả lại cho các chủ rừng cụ thể là ở các khu vực trọng điểm.
- Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong BVR, các mô hình quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả trên địa bàn các xã để các chủ rừng học tập kinh nghiệm và áp dụng làm theo.
4.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản
- Giám sát chặt chẽ việc nhập, xuất lâm sản của các cơ sở cưa xẻ gỗ, cơ sở gia công chế biến mộc gia dụng; phối hợp với lực lượng cảnh sát Môi trường Công an tỉnh, các cơ quan ban ngành xử lý nghiêm các cơ sở cưa xẻ chế biến gỗ không đảm bảo vệ sinh môi trường, sử dụng nguyên liệu gỗ không có nguồn gốc và không thuộc đối tượng quy hoạch.
- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát lâm sản ở những vùng trọng điểm như: khu vực Khe Núng, Khe Nét, Ka Tang, Ka Xeng… và các tiểu khu 37, 38 (thuộc khu rừng phòng hộ) và các vùng giáp ranh.
- Cần phải có những giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho người dân khu vực miền núi, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho những hộ sống ven rừng để giảm dần áp lực của người dân vào rừng, tạo cho người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lâu nay vẫn lấy từ rừng.