Việc kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ là vấn đề hết sức phức tạp, các cơ sở mộc dân dụng còn sử dụng gỗ trái phép chưa được xử lý nghiêm túc. Phần lớn các cơ sở cưa xẻ gỗ không kết hợp sản xuất hàng mộc mà chỉ sản xuất nguyên liệu thô phục vụ xây dựng cơ bản nội địa hoặc bán ra các tỉnh ngoài, không tận dụng được tài nguyên cũng như người lao động tại chỗ. Năm 2015 thực hiện công văn số 229/SNN-CCLN ngày 29/02/2015 của SNN&PTNT về việc báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở cưa xẻ gỗ và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020.
Hạt Kiểm Lâm Tuyên Hóa đã tham mưu UBND huyện thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát mạng lưới cưa xẻ gỗ trên toàn huyện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở cưa xẻ gỗ, đặc biệt là nguồn gốc lâm sản đầu vào. Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 40 cơ sở cưa xẻ gỗ nằm trong quy hoạch mạng lưới cơ sở cưa xẻ gỗ theo Quyết định 2743/QĐ- UBND của UBND tỉnh; trong đó có 35 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở cưa xẽ gỗ nằm ngoài quy hoạch sau khi đã tháo gỡ tránh lắp đặt, hoạt động trở lại.
Hình 4.3. Cƣa xẻ gỗ không rõ nguồn gốc tại xƣởng cƣa thuộc xã Ngƣ Hóa
Qua kiểm tra rà soát các cơ sở chế biến gỗ hoạt động cầm chừng, nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là gỗ rừng trồng, gỗ từ vườn nhà hoặc các loại gỗ tận dụng của người dân trong vùng đưa đến để cưa xẻ để sử dụng. Tuy nhiên vẫn có một số cơ sở lén lút chế biến gỗ không có nguồn gốc. Vì vậy, đến năm 2018 công tác kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do địa bàn phức tạp và nhạy cảm, sự phối kết hợp giữa cán bộ KLĐB và chính quyền địa phương một số nơi trách nhiệm chưa cao, việc kiểm tra còn gặp khó khăn, hiệu quả thấp.