4.4.2.1. Thuận lợi
- Những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương, các cơ quan, ban, ngành và cá nhân phát huy vai trò trách nhiệm của mình, tổ chức phối hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi, đối tượng vi phạm lâm luật, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Năm 2018 - 2019 được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, sự chỉ đạo quyết liệt của Thường vụ Huyện ủy, Thường trực UBND huyện, sự phối hợp tích cực của các cơ quan, ban ngành, chính quyền các xã, thị trấn và sự nổ lực của lực lượng bảo vệ rừng cùng với tinh thần trách nhiệm của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Nhìn chung các địa phương, các cơ quan, ban, ngành và một số cá nhân đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình, tổ chức phối hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tích
cực tổ chức thực hiện công tác PCCCR nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng.
- Phần lớn diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã có chủ quản lý. Các chủ rừng tích cực đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển và phòng cháy chữa cháy rừng.
4.4.2.2. Khó khăn
- Trước tình hình biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế toàn cầu, đại đa số các vùng dân cư sống gần và ven rừng thiếu công ăn, việc làm ổn định, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Nhu cầu về sử dụng gỗ và các loại lâm sản rất lớn, tạo áp lực lớn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Tình trạng khai thác, mua, bán, vận chuyển trái phép gỗ thường xảy ra ở khu vực rừng, nơi vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh khó kiểm soát.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả chưa cao; chưa tập trung vào các đối tượng cụ thể, nhất là các đối tượng dễ phát sinh vi phạm, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức của nhân dân, nhất là những người dân sống gần rừng, đồng bào dân tộc thiểu số. Ý thức trách nhiệm trong tham gia quản lý, bảo vệ rừng, tố giác vi phạm pháp luật của người dân chưa cao.
- Vai trò của lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng chức năng đối với công tác tham mưu cho chính quyền các cấp trong việc đề ra các giải pháp tổng thể và các biện pháp cụ thể trong công tác BVR chưa hiệu quả, nhất là đối với lực lượng Kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã. Vì vậy, công tác BVR phần lớn tập trung vào việc phát hiện và xử lý vi phạm (tức là khi rừng đã bị chặt phá, khai thác trái phép); việc nắm bắt thông tin, thực hiện các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn vi phạm hiệu quả chưa được cao.
- Tình hình chống người thi hành công vụ còn xảy ra, các đối tượng vi phạm thường manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống trả quyết liệt để tẩu tán tang vật và phương tiện vi phạm; thậm chí còn đe dọa, dùng hung khí gây thương tích cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng.
- Kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn hẹp; một số địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Hiện tại có một số diện tích rừng, đất lâm nghiệp đang tạm giao UBND các xã, thị trấn quản lý chưa có quy hoạch, kế hoạch giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy, dẫn đến tình trạng lấn, chiếm rừng, đất lâm nghiệp. Gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Đa số các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân còn thiếu vốn đầu tư nên không phát huy được vai trò trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
4.4.3. Nguyên nhân
- Ý thức tuân thủ pháp luật của một số người dân còn hạn chế, một số đối tượng có tình vi phạm vì mục đích lợi nhuận; một số người dân sinh sống dọc các tuyến đường hay ở những vùng đã được quy hoạch, mặc dù đã được tuyên truyền vận động nhưng vẫn không chấp hành.
- Lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng rộng, được điều chỉnh bởi những Nghị định khác nhau, hành vi vi phạm còn nhiều trong khi đó nguồn lực để thực hiện rất hạn chế; một số địa bàn quản lý rộng và thiếu lực lượng để thi hành nhiệm vụ; công tác phối hợp giữa Kiểm lâm với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm còn hạn chế.
- Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý VPHC để xử lý theo quy định là không phù hợp với thực tiễn vì không phải lúc trong rừng cũng có các cơ quan chức năng phối hợp với chủ rừng đi tuần tra, kiểm tra rừng. Mặt khác chủ rừng không đủ năng lực để dẫn giải người vi phạm giao cho cơ quan chức năng để xử lý.
- Việc chứng minh người vi phạm trong hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật rất khó khăn do chồng chéo giữa các văn bản chuyên ngành như: Quy định trách nhiệm của chủ xe, lái xe, phụ xe đối với hàng hóa; quy
định về hợp đồng vận chuyển hàng trên xe khách khi không có hành khách đi theo xe do đó nhiều trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nhưng không xác định được người vi phạm gây khó khăn cho công tác đấu tranh xử lý.
- Đời sống của người dân địa phương sống liền rừng và ven rừng còn gặp nhiều khó khăn, đa phần lực lượng lao động không có việc làm ổn định, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào rừng.
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
Căn cứ vào những điểm yếu, thách thức khó khăn đã nêu trên để tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
4.5.1. Giải pháp ngăn chặn hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng từ huyện đến cơ sở trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, tổ chức phát động toàn dân thường xuyên tham gia tố giác hành vi vi phạm lâm luật để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định.
- Tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã, trách nhiệm của chủ rừng trong công tác QLBVR, nếu để mất rừng, phá rừng phải được xử lý một cách nghiêm túc và kịp thời theo pháp luật.
- Tăng cường thực hiện theo quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng: Kiểm lâm, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự và cùng tham gia với các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện trên nguyên tắc thống nhất, chủ động tự bố trí sắp xếp công việc, thời gian, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn cụ thể của các cấp chính quyền và đề cao vai trò trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị, xây dựng Kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng. Dựa vào dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý BVR.
- Các ban ngành phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất; hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, cần tăng cường biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng, đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản về tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng khuyến nông khuyến lâm và các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ. Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ công chức Kiểm lâm gắn bó với địa phương, yêu ngành yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
- Các chủ rừng, chính quyền cấp xã, thị trấn cần xây dựng tốt phương án, kế hoạch bảo vệ rừng theo từng giai đoạn, từng năm và cần phải biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều thành phần tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực.
- Tập trung truy quét, truy đuổi tại những vùng trọng điểm lâm tặc thường khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép, tăng cường kiểm tra việc tiêu thụ và sử dụng các loại động vật hoang dã trong các nhà hàng. Cần chú ý tới những xã Ngư Hóa, Thanh Hóa Thuận Hóa và Kim Hóa vì những xã này thường xuất hiện các điểm nóng về tình hình khai thác lâm sản trái phép, phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp.
- Cơ quan Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương các xã và cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác rà soát, thu hồi lại các phần diện tích bị lấn chiếm trái phép để trả lại cho các chủ rừng cụ thể là ở các khu vực trọng điểm.
- Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong BVR, các mô hình quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả trên địa bàn các xã để các chủ rừng học tập kinh nghiệm và áp dụng làm theo.
4.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản
- Giám sát chặt chẽ việc nhập, xuất lâm sản của các cơ sở cưa xẻ gỗ, cơ sở gia công chế biến mộc gia dụng; phối hợp với lực lượng cảnh sát Môi trường Công an tỉnh, các cơ quan ban ngành xử lý nghiêm các cơ sở cưa xẻ chế biến gỗ không đảm bảo vệ sinh môi trường, sử dụng nguyên liệu gỗ không có nguồn gốc và không thuộc đối tượng quy hoạch.
- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát lâm sản ở những vùng trọng điểm như: khu vực Khe Núng, Khe Nét, Ka Tang, Ka Xeng… và các tiểu khu 37, 38 (thuộc khu rừng phòng hộ) và các vùng giáp ranh.
- Cần phải có những giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho người dân khu vực miền núi, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho những hộ sống ven rừng để giảm dần áp lực của người dân vào rừng, tạo cho người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lâu nay vẫn lấy từ rừng.
4.5.3. Giải pháp trong công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng
- Tăng cường lực lượng Kiểm lâm địa bàn ở những vùng có diện tích rộng và tình hình vi phạm lâm luật diễn biến phức tạp.
- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác QLBVR cấp xã, thôn, tổ dân phố, đảm bảo 100% quân số đều có kiến thức về QLBVR.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng bằng những hình thức và nội dung thích hợp.
- Tăng cường xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy ước thôn, bản về bảo vệ và phát triển rừng, hoàn thiện và kiểm tra việc thực hiện các cam kết bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
- Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cán bộ kiểm lâm. Kiểm lâm phải mạnh về tổ chức, chặt chẽ về kỷ cương, tinh thông về nghiệp vụ và có sức khoẻ để làm tốt hơn nữa công tác quản lý bảo vệ vốn rừng của huyện.
- Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trên địa bàn, tuyên truyền, giáo dục và xử lý tại chỗ những đối tượng vi phạm.
4.5.4. Giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng
- Vận động các hộ gia đình sống gần rừng, có rừng sinh sống trên địa bàn huyện tham gia ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR hàng năm đầy đủ.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác PCCCR, sắp xếp gọn gàng, dễ bảo quản và dễ lấy khi có cháy rừng xảy ra.
- Hàng năm, KLĐB phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng từng cấp, từng vùng và tham mưu cho UBND xã cắt cử người cùng KLĐB túc trực 24/24 để ứng cấu kịp thời khi xảy ra cháy.
- Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt công tác xử lý thực bì, vệ sinh rừng trước mùa khô hanh của từng địa phương.
4.5.5. Giải pháp về kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng QLBVR
- Lực lượng quản lý bảo vệ rừng của hạt phải được củng cố và trang bị thêm về cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thông tin liên lạc để thực hiện tốt nhiệm vụ, phải có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ vi phạm kỷ luật.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác theo dõi biến rừng và đất lâm nghiệp, tích cực tham mưu cho các cấp chính quyền (nhất là cấp xã) trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Nên xây dựng cơ chế đồng quản lý tài nguyên rừng tại địa phương để huy động sự tham gia của người dân. Nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tham gia tích cực trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- Cần có chế độ khen thưởng hoặc thù lao cho những người tham gia vào công tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 07/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
- Đổi mới cách quản lý bảo vệ rừng theo hướng xã hội hoá, duy trì thường xuyên các công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn, đảm bảo cơ chế dân chủ rộng rãi trong bảo vệ và phát triển rừng.
- Chú trọng nâng cao kỹ năng tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên rừng. Khi phân chia ranh giới nên có các bên tham gia, đặc biệt nên có sự tham gia của người dân, các thành phần uy tín trong thôn bản và trong xã.
- Rà soát lại các diện tích rừng đã và sẽ được giao để có phương án hợp lý, không nên giao những khu rừng bảo vệ cho những cộng đồng ở quá xa; khi giao phải tính đến các yếu tố bất bình đẳng về rừng giàu, rừng nghèo...
4.5.6. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế
- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng, theo dõi diễn biễn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, giám sát đa dạng sinh học và PCCCR.
- Thực hiện có hiệu quả các dự án quốc tế đầu tư trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, GIS, viễn thám, các phần mềm về