Khai thác là một hoạt động rất phổ biến và thường xuyên xảy ra tại các khu rừng thuộc địa bàn Huyện Tuyên Hóa. Đặc biệt là những vụ khai thác trái phép với quy mô khác nhau. Qua số liệu thu thập, chúng tôi thấy rằng phần lớn những vụ vi phạm trong khai thác lâm sản trái phép là do người dân sống
trên địa bàn, các đối tượng thuộc các huyện lân cận và một số đối tượng ở tỉnh Hà Tĩnh. Tình hình khai thác gỗ trái phép được thể hiện tại Bảng 4.15.
Bảng 4.15. Tình hình vi phạm khai thác gỗ trái phép chia theo loại rừng
Loại rừng Số vụ Khối lƣợng (m3) 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 Rừng PH Rừng TN 23 16 18 3 63.829 46.184 62.957 98.69 Rừng trồng X X X X X X X X Rừng SX Rừng TN X X X X X X X X Rừng trồng X X X X X X X X Rừng đặc dụng X X X X X X X X
(Nguồn: Hạt Kiểm Lâm Tuyên Hóa)
Qua đó, ta thấy trong các năm qua (2015 - 2018) khai thác rừng trái phép trên địa bàn huyện là 60 vụ, với trứ lượng rừng bị thiệt hại là 271,64 m3
. Diễn biến phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra hết sức phức tạp. Tình trạng khai thác rừng trái phép trên địa bàn chỉ tập trung vào rừng tự nhiên. Thời gian xảy ra khai thác rừng từ tháng 1 đến tháng 11, trong đó tháng xảy ra khai thác rừng nhiều nhất là các tháng 9,10,11 và chủ yếu khai thác gỗ nhiều nhất là Thanh Hóa và Kim Hoá.
Đáng chú ý nhất vào đầu năm 2018 các lực lượng liên ngành đã phát hiện vụ phá rừng phòng hộ quy mô lớn thuộc tiểu khu 19, xã Thanh Hóa số gỗ tang vật lên tới 429 hộp với khối lượng lên tới 96,69 m3 chủ yếu là gỗ Táu (Nhóm IIA). Ngay sau khi phát hiện vụ việc, UBND huyện Tuyên Hóa đã thành lập đoàn vào hiện trường kiểm tra, đo đếm khẩn trương đưa số gỗ tang vật này ra khỏi rừng, bàn giao lại cho Ban quản lý rừng phòng hộ để phục vụ công tác điều tra, vì đây thuộc khu vực rừng phòng hộ quản lý.
Hình 4.4. Các lực lƣợng đo đếm gỗ tại TK 1 , xã Thanh Hóa
Hình 4.5. Vận chuyển, áp giải gỗ khai thác lậu ở TK 19 về trạm BVR Khe Núng