Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 59 - 61)

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng là một việc làm thường xuyên, mang tính lâu dài của lực lượng kiểm lâm. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương hiểu về luật bảo vệ và phát triển rừng, cũng như các văn bản dưới luật do Nhà nước ban hành, cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng trở thành trách nhiệm của toàn dân. Nhân dân là nguồn lực to lớn để bảo vệ rừng có hiệu quả và bền vững nhất. Ý thức được điều đó, trong mấy năm qua Hạt Kiểm lâm Huyện Tuyên Hóa đã tích cực phổ biến nhiều nội dung quy dịnh của pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau. Triển khai họp dân phổ biến luật quản lý và bảo vệ rừng, cấp phát lịch tuyên truyền, xây dựng bản quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản ký cam kết với từng hộ gia đình về công tác quản lý bảo vệ rừng

Trong những năm qua, UBND huyện đã quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc triển khai thi hành và áp dụng pháp luật xử lý VPHC, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị quan tâm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức như: Phối hợp với các cơ quan báo chí ở địa phương, với Đài Truyền hình - Truyền hình huyện để tích cực giải đáp pháp luật, đưa tin, thực hiện các phóng sự, chuyên mục, cấp phát tờ rơi… về bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã tổ chức các hội nghị, các buổi họp dân tại các thôn, bản; phát trên hệ thống truyền thanh xã, thôn, bản; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước… Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định của pháp luật về xử lý, xử phạt VPHC về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR, phòng ngừa vi phạm pháp luật về quản lý, BVR. Qua đó tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Từ đầu năm 2018 đến ngày 30/6/2019, toàn huyện đã tổ chức được 622 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, thu hút gần 45.428 lượt người tham dự; 2.480 lượt truyên truyền qua hệ thống truyền thanh ở cơ sở, đặc biệt trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 đã tổ chức được 02 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu và áp dụng công nghệ khoa học trong công tác quản lý BVR.

Tổ chức phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo, Đoàn thanh niên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật trong các trường học với nội dung: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng cháy chữa cháy, các văn bản quy định Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

Hàng năm Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các xã và KLĐB trong lĩnh vực QLBVR như: tập huấn về nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về PCCCR, công tác khuyến nông - khuyến lâm, sử dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác QLBVR, các kỹ năng về thuyết trình, tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho các cán bộ Kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật trong công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn.

Hình 4.7. Bảng nghiêm cấm săn bắt ĐVHD ở khu rừng đặc dụng

Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ, phương tiện phục vụ còn thiếu nên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa phong phú đa và dạng nên chưa thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi người và kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã và KLĐB còn hạn chế, thông tin truyền tải còn ít, thiếu chiều sâu nên tính thuyết phục chưa cao.

Mặt khác trình độ, nhận thức pháp luật của người dân sống gần rừng, liền rừng còn thấp, đặc biệt tại là các dân tộc thiểu số thuộc khu vực Khe Núng - xã Thanh Hóa và những người dân thuộc Giáo xứ ở xã Kim Hóa, rất khó để họ tiếp thu các nội dung tuyên truyền nên hiệu quả đạt chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)