Để xác định mức độ ảnh hưởng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác quản lí BVR trên địa bàn huyện Tuyên Hóa ta sử dụng sơ đồ Veen.
.
Hình 4.8. Sơ đồ Veen trong công tác QLBVR trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
Trong sơ đồ, mức độ ảnh hưởng QLBVR trên địa bàn huyện Tuyên thường xuyên hay không thường xuyên tới bảo vệ rừng được thể hiện bằng khoảng cách giữa các vòng tròn tổ chức với vòng tròn trung tâm (QLBVR trên địa bàn huyện Tuyên Hóa).
Qua sơ đồ ta thấy các cơ quan tổ chức như: Hạt Kiểm lâm, KLĐB, UBND huyện là những tổ chức thường xuyên quan tâm tới công tác bảo vệ, phát triển rừng nên có ảnh hưởng lớn. Còn những tổ chức không chuyên trách như: Phòng TN và MT, Phòng NN và PTNT là những tổ chức không thường xuyên quan tâm nên mức độ ảnh thấp hơn.
Tuy nhiên, trên sơ đồ còn thể hiện một khía cạnh khác đó là vai trò của các tổ chức,diện tích vòng tròn tỉ lệ thuận với tầm quan trọng của tổ chức đó như chi cục kiểm lâm và hạt kiểm lâm là hai cơ quan có tầm quan trọng nhất.
Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và với người dân là một việc làm hết sức quan
UBND các xã Trạm khuyến lâm Chi cục KL UBND huyện Hạt kiểm lâm KLĐB Phòng NN và PTNT Phòng TN và MT
trọng. Đây là ba lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng và muốn làm tốt công tác QLBVR cần thực hiện tốt nhiệm vụ ba bám “bám rừng, bám dân, bám chính quyền”. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa cơ quan Kiểm lâm với chính quyền địa phương và với người dân ngày càng được chú trọng thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng công an xã, dân quân tự vệ và KLĐB trong hoạt động bảo vệ ranh giới biển đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
Những năm gần đây tình hình vi phạm có chiều hướng giảm bởi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn, một phần nhờ vào việc thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các dân quân tự vệ, công an xã và các tổ chức hội trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định công tác quản lý bảo vệ rừng lực lượng chính quyền địa phương là nòng cốt vì vậy lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa đã chỉ đạo KLĐB thường xuyên cùng với lực lượng chính quyền địa phương và chủ rừng tổ chức kiểm tra, tuần tra rừng để nắm bắt thông tin tận kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã có ý kiến chỉ đạo. Phối hợp với công an xã trong các vụ vi phạm về lâm luật, bắt giữ tang vật, phương tiện người vi phạm. Phối hợp với chính quyền địa phương cùng các trưởng thôn các xã thường xuyên phát trên hệ thống loa truyền thanh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân bảo vệ rừng.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền địa phương đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp của UBND xã các cấp vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. UBND các xã vẫn chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chưa chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng, khi sự việc xảy ra và có báo cáo đề xuất của KLĐB mới cử lực lượng tham gia, chậm triển khai, đôn đốc các công việc liên quan đến
lâm nghiệp. Bên cạnh đó, người vi phạm chủ yếu là người dân địa phương vì vậy khi xử lý vi phạm còn chưa thực sự kiên quyết để phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với lực lượng Kiểm lâm thì sự phối hợp giữa người dân với lực lượng Kiểm lâm là một việc hết sức quan trọng không kém. Tuy nhiên, việc phối hợp với người dân chưa thực sự hiệu quả, bởi lẽ phần lớn những người dân sống gần rừng đa số có cuộc sống phụ thuộc vào rừng. Sự phối hợp này mới chỉ dừng lại ở mức độ các vụ việc xảy ra khi cháy rừng trồng do các hộ gia đình làm chủ hoặc thỉnh thoảng có một vài người dân cung cấp thông tin về các vụ phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản bất hợp pháp. Vì thế, việc nắm bắt thông tin từ người dân chậm dẫn đến hạn chế việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn khi xảy ra các vụ vi phạm.
4.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng
Nhìn chung trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, UBND huyện Tuyên Hóa đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về công tác theo dõi và quản lý bảo vệ rừng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật được quan tâm thực hiện. Công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản, kiểm tra rừng được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Kết quả xử lý vi phạm hành chính đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, có tác dụng răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.
4.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quản lý bảo vệ rừng
Tuyên Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân ra 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 cháy rừng thường rất dễ xảy ra nhất là các loại rừng trồng có thảm thực bì dày nên rất dễ bắt lửa khiến cho lực lượng Kiểm lâm khó có thể dự báo chính xác được cháy
rừng lúc nào xuất hiện. Bên cạnh đó, khu vực thường hay xảy ra cháy rừng tại huyện Tuyên Hóa đa phần là vùng đồi núi cao[11], do vậy khi xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng khó có thể tiếp cận đám cháy một cách kịp thời và sử dụng các phương tiện (máy bơm nước) để hỗ trợ chữa cháy rừng mà lực lượng chữa cháy rừng chủ yếu sử dụng các loại công cụ chữa cháy thô sơ như rựa, dao và cành cây để dập lửa. Vì thế, khó có thể kiểm soát được các đám cháy lớn mà phải dùng phương pháp phát đường băng cản lửa để giảm thiểu rủi ro do cháy gây ra.
Trong công tác tuần tra rừng, diện tích rừng rộng lớn cùng với độ dốc cao, rừng rất rậm và nhiều lối mòn ảnh hưởng đến công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng Kiểm lâm cũng như chủ rừng không thể kiểm tra sâu và kĩ ở phía trong rừng. Vào mùa mưa, công tác quản lý bảo vệ rừng bị hạn chế bởi mưa lớn kéo dài làm hạn chế việc tuần tra rừng cũng như gây khó khăn trong công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường giao thông trọng điểm mà các đầu nậu thường vận chuyển.
4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến công tác quản lý bảo vệ rừng
Qua kết quả điều tra có đến 81,72% trong tổng số 200 hộ gia đình được phỏng vấn cho thấy ảnh hưởng của điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng vì: Trình độ dân trí thấp và nhiều hộ dân lại tập trung ở những khu vực có nhiều diện tích rừng và họ chủ yếu sống dựa vào rừng.
Huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi nên cơ cấu kinh tế ở các xã chủ yếu là lâm nghiệp, với cách thức sản xuất kinh tế lạc hậu vì thế nguồn thu nhập ở các xã này khá thấp và sống chủ yếu dựa vào rừng để sinh sống, kiếm kế sinh nhai. Vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng của cơ quan Kiểm lâm và chính quyền địa phương gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, các KLĐB là những người gặp nhiều khó khăn nhất khi phải thường xuyên đối mặt với những hộ gia đình nghèo bị vi phạm bởi họ là những người đóng trên
địa bàn thường xuyên tiếp xúc nên không thể xử lý kiên quyết đúng theo pháp luật những người vi phạm này bởi đằng sau những người vi phạm còn con cái và vợ con, miếng ăn được tính theo từng bữa. Ngoài ra, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn về nhà cửa, đồ dùng hầu như không có gì giá trị nên đa số những người vi phạm không có khả năng để thi hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tạo thành một tiền lệ xấu cho các đối tượng khác. Nhu cầu sử dụng đất của người dân sống gần rừng, ven rừng để canh tác dù biết phạm luật nhưng vẫn cố tình vi phạm lấn chiếm đất rừng gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
4.3.3. Ảnh hưởng của xã hội: phong tục, tập quán, kiến thức bản địa
Kết quả điều tra phỏng vấn 200 hộ gia đình (bao gồm chính quyền địa phương xã) tại xã Thanh Hóa và xã Kim Hóa cho thấy có 19,28% số hộ gia đình đánh giá ảnh hưởng của phong tục, tập quán tại địa phương rất quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy ở những xã miền núi huyện Tuyên Hóa thường bao gồm các dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống như dân tộc Bru-Vân Kiều, Chức (bao gồm các tộc người: Sách, mày, rục Arem), đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các xã miền núi, vùng cao và có các phong tục “vùng - miền” khác nhau, với mỗi phong tục tập quán khác nhau nhưng nhìn chung những người ở đây thường có thói quen xây dựng bằng nhà gỗ, mọi vật dụng thiết yếu trong gia đình đa phần đều được làm bằng các loại gỗ tự nhiên, nhu cầu gỗ cho những khu vực này rất lớn và là nhu cầu thiết yếu có từ xưa cho đến nay.
Mặc dù hằng năm, các hộ gia đình sinh sống tại đây đều đã được thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và được Nhà nước hỗ trợ để sử dụng các sản phẩm bằng chất liệu khác thay thế các sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên nhưng vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả. Bên cạnh đó, tập tục thường xuyên đi rừng của người dân tại đây để chăn thả gia súc, khai thác lâm
sản phụ, hái củi, phát đốt rừng làm nương rẫy... khiến cơ quan Kiểm lâm và các chủ rừng khó kiểm soát chặt chẽ được các đối tượng.
4.4. Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, thuận lợi khó khăn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng khăn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng
4.4.1. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Điểm mạnh Điểm yếu
- Có lực lượng tuần tra bảo vệ rừng.
- Có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành: Các luật, nghị định, thông tư, chỉ thị… liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương.
- Có hệ thống cơ sở vật chất, con người đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
-Huy động lực lượng kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển đối với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp.
-Từng bước nắm bắt và ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi xâm hại trái phép rừng.
-Người dân thích trồng rừng mới.
-Một số khu rừng ở xa, địa hình đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến việc tuần tra, bảo vệ rừng.
-Hạn chế chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng.
-Tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
-Người dân vùng cao có trình độ dân trí thấp, hiểu biết và chấp hành các quy định về bảo vệ rừng còn hạn chế.
-Trình độ canh tác lạc hậu.
-Chưa có chế tài cụ thể để giải quyết triệt để việc khai thác trái phép các sản phẩm từ rừng.
-Sự phối hợp hoạt động giữa lực lượng Kiểm lâm với các chính quyền địa phương và với người dân chưa phát huy hết được vai trò và hiệu quả.
-Người dân có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp và quan tâm gắn bó với rừng, hiểu biết về địa hình của rừng.
-Tập quán chăn thả gia súc, phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
Cơ hội Thách thức
-Tiềm năng đất đai của huyện lớn, đặc biệt là đất lâm nghiệp.
-Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả BVR, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia BVR.
-Hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.
-Quan điểm, chủ trương tỉnh Quảng Bình, của huyện Tuyên Hóa nhất quán xác định ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và đang tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển.
-Các thành phần kinh tế có nhu cầu tham gia phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
-Hệ thống, hạ tầng cơ sở từng bước được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLBVR.
-Địa hình độ dốc lớn, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.
-Dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo cao, năng suất cây trồng thấp, không ổn định, cuộc sống người dân phụ thuộc nhiều vào rừng nên luôn gây sức ép lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
-Tình trạng di dân tự do khó kiểm soát.
-Thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
-Thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản khác, động vật...) từ người dân cao.
-Huyện Tuyên Hóa khí hậu khô hanh, gió lào, hạn hán dễ xảy ra cháy rừng.
-Thiếu vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
Từ bao đời nay, người dân địa phương sinh sống trên địa bàn huyện có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cuộc sống đã gắn bó với rừng và thân thiết với rừng. Sự tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, khai thác mua, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép của người dân là để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày bời hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Vì vậy, để ngăn chặn, phát hiện kịp thời, các hành vi xâm hại đên tài nguyên rừng đạt hiệu quả thì các cấp, các ngành của huyện Tuyên Hóa phải tìm ra giải pháp hữu hiệu, thực tế và khoa học, có cơ chế, chính sách phù hợp và biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo được công ăn việc làm cho người dân bản địa thì công tác quản lý BVR sẽ được giảm nhẹ đồng nghĩa với rừng tự nhiên sẽ được bảo vệ tốt và độ che phủ của rừng sẽ tăng lên.
4.4.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng
4.4.2.1. Thuận lợi
- Những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương, các cơ quan, ban, ngành và cá nhân phát huy vai trò trách nhiệm của mình, tổ chức phối hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi, đối tượng vi phạm lâm luật, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Năm 2018 - 2019 được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở