Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 48 - 52)

Trên địa bàn huyện Tuyên Hóa hiện có 40 cơ sở cưa xẻ gỗ, 03 cơ sở nuôi động vật rừng sinh trưởng. Do nhu cầu cuộc sống cần phải có sự trao đổi hàng hoá để đáp ứng cho người tiêu dùng. Nền kinh tế càng phát triển thì việc mua bán, giao lưu hàng hoá diễn ra càng mạnh. Trong lĩnh vực lâm nghiệp cũng vậy, khi nhu cầu về gỗ ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, muốn giảm bớt sự chênh lệch giữa cung và cầu, các đơn vị quốc doanh lâm nghiệp cần đẩy nhanh chế biến và cung cấp lâm sản cho người tiêu dùng thông qua các dịch vụ mua bán trao đổi [10].

Bảng 4.11. Tình hình mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, KDLS trái phép phân theo đơn vị cấp xã

Số vụ Tổng cộng Khối lƣợng gỗ (m3) Tổng cộng 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 Đồng Lê 4 2 2 2 10 3,41 2,15 2,87 1,87 10,3 Kim Hóa 3 2 4 4 13 2,45 1,45 2,75 2,37 9,02 Lâm Hóa 2 2 2 1 7 3,56 1,32 1,86 0,87 7,61 Mai Hóa 4 - - - 4 5, 54 - - - 5,54 Cao Quảng 6 3 3 3 15 4.50 3,23 2,95 1,45 7,63 Hương Hóa 3 2 2 2 9 2,1 2,14 2,18 1,08 7,5 Thanh Hóa 2 1 1 2 6 1,53 1,32 1,55 2,71 7,11 Thuận Hoá 2 1 3 2 8 1,42 1,02 3,15 1,65 7,24 26 13 17 16 72 14,47 12,63 17,31 12 61,95

(Hạt Kiểm lâm Tuyên óa năm 2018)

Bảng 4.12. Tổng hợp tình hình vi phạm lâm luật trên huyện Tuyên Hóa

Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm Số vụ Khối lƣợng gỗ (m3) Khối lƣợng động vật (kg) Tiền phạt Tiền bán lâm sản Tổng tiền nộp ngân sách nhà nƣớc 2015 26 14,47 56,9 202.600 619.241 821.841 2016 13 12,63 2,6 119.350 485.372 604.722 2017 17 17,31 - 135.000 503.923 638.923 2018 16 12 - 100.750 435.341 536.091 Tổng 72 61,95 59,5 557700 2043877 2601577

Năm 2015 số vụ vi phạm là 26 vụ với tổng khối lượng gỗ tịch thu được là 14,47 m3 và bắt giữ được 56,9 kg động vật với tổng số tiền xử phạt là hơn 200 triệu đồng; tiền bán lâm sản là hơn 619 triệu đồng và tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 821,841 triệu đồng. Trong năm này, số vụ vi phạm lâm luật vẫn tiếp tục tăng vì những hình thức vi phạm của lâm tặc ngày càng xảo quyệt và tinh vi hơn; chúng chọn thời điểm hoạt động vào ban đêm khiến cơ quan chức năng khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Năm 2016 số vụ vi phạm lâm luật giảm xuống còn 13 vụ và tổng số tiền xử phạt là 119.350 triệu đồng; tiền bán lâm sản là 485.372 triệu đồng và tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 604.722 đồng.

Năm 2017 kiểm tra phát hiện, lập biên bản xử lý: 17 vụ. Tổng số thu nộp: 638.923 đồng. Năm 2018 kiểm tra, lập biên bản xử lý: 16 vụ, khối lượng lâm sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước: 12 m3. Tổng thu nộp ngân sách: 536.091 triệu đồng (trong đó tiền bán lâm sản 435.341 triệu đồng; thu xử phạt vi phạm hành chính 100.750 triệu đồng).

Tổ Kiểm lâm cơ động tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra kiểm soát lâm sản và tổ chức lực lượng chốt chặn tại các tuyến giao thông, khu vực trọng điểm hay diễn ra hoạt động mua bán, vận chuyển lâm sản trái nên số vụ vi phạm đã giảm xuống. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm cũng đã phối hợp với các ban, ngành tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đến các địa phương cơ sở nên nhận thức của người dân ngày càng nâng lên; tình trạng chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi đã được hạn chế.

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc lập hồ sơ, xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo đúng người, đúng hành vi góp phần tích cực trong việc răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Trên địa bàn đã được kiểm soát không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Nhìn chung, từ 2015 đến 2018 số vụ vi phạm lâm luật và khối lượng lâm sản tịch thu có chiều hướng giảm xuống. Nguyên nhân do sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt được một số kết quả tích cực, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó các đối tượng có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi. Phần lớn các vụ vi phạm phát hiện thường xảy ra vào ban đêm nên lực lượng chức năng khó phát hiện bắt giữ và ngăn chặn nên lượng gỗ vượt qua địa bàn huyện bằng các loại phương tiện vẫn còn xảy ra. Đáng quan tâm là trường hợp người dân sống ở gần rừng khai thác gỗ gia dụng để làm nhà ở và khai thác thêm để bán cho bọn buôn lậu vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Đối tượng vi phạm thường là các chủ đầu nậu mua lại từ người dân lao động có đời sống khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, nhận thức thấp và sống gần các khu rừng bị khai thác bị kẻ xấu lợi dụng xúi giục phá rừng và khai thác gỗ. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn thiếu về phương tiện và cả pháp lý nên gặp nhiều khó khăn trong việc bắt giữ, lập hồ sơ các vụ vi phạm.

Để kiểm tra, bắt giữ gỗ, động vật hoang dã và các lâm sản phi gỗ được vận chuyển trên các loại phương tiện vận tải, lực lượng Kiểm lâm đã lập phương án tổ chức, tiếp cận, bám sát đối tượng để nắm rõ thông tin tình hình hoạt động ở các tụ điểm thường xuyên tập kết hàng. Các cán bộ đã cung cấp thông tin thường xuyên về đơn vị và kêu gọi sự giúp đỡ khi cần; trong quá trình vận chuyển, lâm tặc thường xuyên sang xe, chuẩn bị biển số giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra; lúc bị lực lượng Kiểm lâm kiểm tra thì chúng dùng mọi thủ đoạn nguy hiểm chống trả lại hòng trốn thoát.

Phần lớn các xe ô tô dùng để vận chuyển lâm sản trái phép là những xe có chất lượng tốt và thường hoạt động vào ban đêm, do đường dễ đi và vắng người nên chúng chạy với tốc độ rất cao khiến cho các lực lượng chức năng rất khó truy đuổi để kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)