Công tác phòng chống chặt phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp là một hoạt động thường xuyên, liên tục được chỉ đạo trong các cuộc họp của UBND huyện và Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa. Cùng với các chủ trương bảo vệ rừng của tỉnh, Hạt.
Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Chỉ đạo KLĐB tích
cực phối hợp với các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương ba bám - “bám dân, bám rừng, bám chính quyền”. Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa đã cùng với các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Theo dõi chặt chẽ số lượng gỗ khai thác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp có đầy đủ thủ tục hành chính từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập, xuất để lưu thông…
Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn giảm so với những năm trước đây, tuy nhiên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn còn diễn ra trên địa bàn huyện, tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp được thể hiện tại bảng 4.13:
Bảng 4.13. Tình hình phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị xã, thị trấn từ năm 2015 - 2018
TT Xã Số vụ Diện tích (ha) 1 Thanh Hóa 15 5,38 2 Hương Hoá 2 0,33 3 Thanh Thạch 22 7,22 4 Văn Hóa 7 1,57 5 Mai Hoá 32 44,79
Biểu đồ 4.6. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp phân theo xã
Qua bảng 4.13 và Biểu đồ 4.5, trong các năm qua (2015 - 2018) số vụ phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 83 vụ, với diện tích rừng bị cháy là 58.96, ha.
Diễn biến phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra hết sức phức tạp. Các xã xảy ra phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp nhiều nhất là xã Thanh Hóa và xã Thanh Thạch và xã Mai Hoá. Nguyên nhân của tình trạng này là phần lớn người dân ở ba xã này còn sống phụ thuộc nhiều vào rừng, thiếu đất canh tác, lợi nhuận từ trồng kinh tế cao.
Từ các biện pháp trên việc ngăn chặn nạn phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp đã có một số hiệu quả nhất định. Số trường hợp và diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị phá và lấn chiếm đã giảm mạnh và được hạn chế mức thấp nhất. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại các vụ phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp của các năm trước đó vẫn còn tồn tại, đa số chỉ mới dừng lại ở
phát hiện lập biên bản kiểm tra hiện trường còn các công việc điều tra đối tượng vi phạm, xử lý, khắc phục hậu quả vẫn chưa được giải quyết triệt để. Ngoài ra, có một thực trạng xấu đang diễn ra tại huyện Tuyên Hóa là cùng với nhu cầu của thị trường trong những năm gần đây về tiêu thụ gỗ nguyên liệu đặc biệt là các loài cây Keo, Bạch đàn kéo theo việc người dân địa phương sống gần rừng, liền rừng có công việc không ổn định, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào rừng và mong muốn làm giàu nhanh chóng từ việc trồng rừng nguyên liệu. Dẫn đến tình trạng một số hộ gia đình cố tình phát, đốt và lấn chiếm rừng tự nhiên; khai thác chính khai thác kiệt một số diện tích rừng trồng Thông nhựa từ các chương trình Dự án hỗ trợ sai quy định pháp luật nhằm mục đích xin thanh lý rừng để lấy đất trồng rừng nguyên liệu. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp thể hiện qua bảng 4.14 [10].
Bảng 4.14. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại huyện Tuyên Hóa
2015 2016 2017 2018 Tổng
Số vụ phá và lấn
chiếm 15 36 23 9 83
Diện tích phá và
lấn chiếm 15,24 14,3 17,53 12,22 59,29
(Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm Tuyên óa các năm 2015- 2018)