Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 67 - 69)

Điểm mạnh Điểm yếu

- Có lực lượng tuần tra bảo vệ rừng.

- Có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành: Các luật, nghị định, thông tư, chỉ thị… liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương.

- Có hệ thống cơ sở vật chất, con người đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

-Huy động lực lượng kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

-Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển đối với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp.

-Từng bước nắm bắt và ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi xâm hại trái phép rừng.

-Người dân thích trồng rừng mới.

-Một số khu rừng ở xa, địa hình đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến việc tuần tra, bảo vệ rừng.

-Hạn chế chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng.

-Tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

-Người dân vùng cao có trình độ dân trí thấp, hiểu biết và chấp hành các quy định về bảo vệ rừng còn hạn chế.

-Trình độ canh tác lạc hậu.

-Chưa có chế tài cụ thể để giải quyết triệt để việc khai thác trái phép các sản phẩm từ rừng.

-Sự phối hợp hoạt động giữa lực lượng Kiểm lâm với các chính quyền địa phương và với người dân chưa phát huy hết được vai trò và hiệu quả.

-Người dân có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp và quan tâm gắn bó với rừng, hiểu biết về địa hình của rừng.

-Tập quán chăn thả gia súc, phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

Cơ hội Thách thức

-Tiềm năng đất đai của huyện lớn, đặc biệt là đất lâm nghiệp.

-Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả BVR, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia BVR.

-Hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.

-Quan điểm, chủ trương tỉnh Quảng Bình, của huyện Tuyên Hóa nhất quán xác định ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và đang tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển.

-Các thành phần kinh tế có nhu cầu tham gia phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

-Hệ thống, hạ tầng cơ sở từng bước được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLBVR.

-Địa hình độ dốc lớn, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.

-Dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo cao, năng suất cây trồng thấp, không ổn định, cuộc sống người dân phụ thuộc nhiều vào rừng nên luôn gây sức ép lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

-Tình trạng di dân tự do khó kiểm soát.

-Thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

-Thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản khác, động vật...) từ người dân cao.

-Huyện Tuyên Hóa khí hậu khô hanh, gió lào, hạn hán dễ xảy ra cháy rừng.

-Thiếu vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Từ bao đời nay, người dân địa phương sinh sống trên địa bàn huyện có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cuộc sống đã gắn bó với rừng và thân thiết với rừng. Sự tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, khai thác mua, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép của người dân là để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày bời hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Vì vậy, để ngăn chặn, phát hiện kịp thời, các hành vi xâm hại đên tài nguyên rừng đạt hiệu quả thì các cấp, các ngành của huyện Tuyên Hóa phải tìm ra giải pháp hữu hiệu, thực tế và khoa học, có cơ chế, chính sách phù hợp và biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo được công ăn việc làm cho người dân bản địa thì công tác quản lý BVR sẽ được giảm nhẹ đồng nghĩa với rừng tự nhiên sẽ được bảo vệ tốt và độ che phủ của rừng sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)