Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 76)

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng, theo dõi diễn biễn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, giám sát đa dạng sinh học và PCCCR.

- Thực hiện có hiệu quả các dự án quốc tế đầu tư trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, GIS, viễn thám, các phần mềm về quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng cháy rừng.

4.5.7. Giải pháp về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân

- Hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao: Đa số các hộ gia đình ở trên địa bàn huyện đều thiếu vốn để đầu

tư cho sản xuất nông lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động có đất đai và nguyện vọng phát triển những cây trồng vật nuôi hiệu quả kinh tế cao để tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.

- Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở đại phương như gây trồng và chế biến dược liệu, nuôi ong… Việc phát triển ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn, hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế văn hóa nhờ đó nâng cao được năng lực quản lí các nguồn tài nguyên, trong đó có QLBV và PTR.

- Đầu tư cho kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Đầu tư để kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp gồm cả gỗ, LSNG, cũng như phát triển chế biến lâm sản.

- Đầu tư để phát triển những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng. Đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

- Đầu tư phát triển thị trường lâm sản. Thị trường lâm sản tại địa phương hiện chưa phát triển, đặc biệt là các LSNG, phần lớn những LSNG có giá cả không ổn định một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường một phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Điều này không khuyến khích người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế sinh thái của rừng khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Cho đến nay trong nhận thức của phần lớn người dân thì rừng được coi như kho tài nguyên, người ta không nghĩ rằng với tính chất của tài nguyên tái tạo rừng thực sự là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sả khác nhau. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi nhũng giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ rừng.

- Cũng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã. Các tổ chức xã hội như: Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ tương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển. Các giải pháp quản lý tài nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân,thống nhất được lợi ích của người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xuất phát từ thực tế đang diễn ra trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa và thông qua số liệu thu thập được, tôi có thể đưa ra một số kết luận sau:

Tính đến năm 2018, địa bàn huyện có tổng diện tích tự nhiên của địa phương là 112.869,40 ha. Trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm khoảng 85% (96.278,39 ha) tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: diện tích đất có rừng là 84.964,40 ha bao gồm 6.242,0 ha rừng trồng và 78.722,4 ha rừng tự nhiên. Đất rừng phòng hộ chiếm diện tích 31.200,51 ha, đất rừng sản xuất chiếm 65.027,49 ha, đất rừng đặc dụng chiếm 509,42 ha; rừng phòng hộ có diện tích hơn 29.112,76 ha.

Đối với công tác PCCCR, Hạt Kiểm Lâm cùng với chính quyền địa phương cũng đã quan tâm rất nhiều tới công tác PCCCR. Tuy nhiên do thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt và nhiều người dân còn lơ là trong việc xử lý thực bì nên tình trạng cháy rừng trên địa bàn huyện có xu hướng tăng, cao nhất là 2 năm gần đây 2017 (13,4 ha) và năm 2018 (17,5 ha) chủ yếu là rừng trồng. Nhìn chung, các vụ cháy rừng nghiêm trọng thường rơi vào tháng 6 đến tháng 8, cao điểm nhất vào tháng 7.

Tình trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa trong những năm gần đây tuy có giảm nhưng không đáng kể. Vào năm 2015 số vụ vi phạm lên tới 26 vụ, giảm mạnh vào năm 2016 xuống còn 13 vụ với khối lượng gỗ thu được 12,63 m3. Nhưng đến năm 2018 thì số vụ vi phạm tăng lên 16 vụ, ngược lại khối lượng gỗ mà Hạt Kiểm lâm thu được chỉ có 12 m3

, giảm so với 2 năm trước đó.

Công tác kiểm tra, giát sát các đối tượng chế biến lâm sản trên địa bàn chưa được thường xuyên, một số xưởng cưa, mộc vẫn còn hoạt động trái phép.

Đối với công tác trồng rừng, Hạt Kiểm Lâm đã phối hợp chỉ đạo các chủ rừng và các hộ gia đình trên địa bàn tiến hành trồng nhiều ha rừng mang lại giá trị kinh tế cao. Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu do các hộ gia đình và các chủ rừng trồng với mục đích kinh tế và nguồn vốn tự phát. Đối tượng vi phạm rất đa dạng, càng ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhằm che đậy sự kiểm soát của lực lượng Kiểm lâm.

Trong thời gian qua, Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa đã triển khai công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy dịnh của pháp luật về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên do nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành chưa phù hợp nên tính thuyết phục chưa cao.

Tồn tại

1. Tồn tại ở Hạt Kiểm Lâm huyện Tuyên Hóa

Bên cạnh những mặt tích cực của Hạt Kiểm Lâm Tuyên Hóa còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Các hành vi vi phạm về lâm luật hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp, với đội ngũ cán bộ công viên chức của Hạt nói riêng và của lực lượng Kiểm lâm nói chung còn rất mỏng nên việc kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản còn gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm;

- Tình trạng thiếu phương tiện để hoạt động, lực lượng mỏng, địa bàn quản lý rộng, nên trong quá trình tuần tra, kiểm soát và truy quét các đối tượng vi phạm còn gặp nhiều khó khăn;

- Lực lượng Kiểm Lâm địa bàn vẫn còn hạn chế, khả năng diễn đạt trong nói và viết còn yếu nên dẫn đến việc chủ động tuyên truyền ở cơ sở và công tác tham mưu chưa đạt được hiệu quả cao;

- Quá trình làm việc còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp vì trong hệ thống các văn bản như: Luật, Nghị định, Thông tư… vẫn chưa hợp nhất, còn sửa đổi nhiều, gây khó khăn cho các cán bộ Kiểm Lâm trong việc áp dụng xử lý các vụ vi phạm;

- Cơ sở vật chất của Hạt còn thiếu thốn nên rất khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra như cháy rừng, vi phạm lâm luật…

2. Đối với đề tài nghiên cứu

Với thời gian thực tập còn hạn hẹp, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của bản thân còn hạn chế. Tình hình kiểm tra, kiểm soát lâm sản còn gặp nhiều khó khăn, quá trình nghiên cứu đề tài với phạm vi rộng, nhiều tình huống phức tạp nên việc thu thập số liệu, hình ảnh để thực hiện báo cáo không tránh khỏi sự thiếu sót.

2. Kiến nghị

Qua quá trình tìm hiểu về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tôi có một số kiến nghị:

Chính quyền địa phương và các ban ngành xây dựng các phương án thu hút đầu tư nhằm tạo thêm việc làm cho người dân làm giảm áp lực phá rừng. Xây dựng cơ chế hưởng lợi và vai trò cụ thể cho người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Cần có những nghiên cứu mới tìm kiếm các phương thức cải thiện, tạo sinh kế cho người dân sống trong rừng và gần rừng ổn định cuộc sống.

Đánh giá mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng vì vậy cần có những điều tra nghiên cứu sâu hơn về sinh kế của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN & PTNT (2015), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014, ban hành quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 6/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Bộ NN & PTNT (2016), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2015, ban hành quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. BNN & PTNT (2006), ướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng, ban hành theo thông tư số 99/2006/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Chi cục thống kê huyện Tuyên Hóa, Niên giám thống kê năm 2018,

Quảng Bình.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về Thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, Hà Nội.

7. Chính phủ (2018), Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Hà Nội. 8. Chính phủ (2013), Quy định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản, ban hành theo nghị định số 157/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ.

9. Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa (2018), Báo cáo diễn biến rừng huyện Tuyên Hóa năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, Quảng Bình.

10. Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa (2018), Báo cáo tổng kết bảo vệ rừng và triển khai nhiệm vụ QLBVR năm 2014, 2015, 2016,2017,2018, Quảng Bình. 11. Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002), Tiến hành đánh giá về thực

trạng quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Lâm Nghiệp.

12. Nxb Chính trị Quốc gia, Các văn bản pháp luật về Lâm nghiệp, tập II (1994), , Hà Nội.

13. Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002), tiến hành đánh giá về thực trạng quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, luận văn Thạc sỹ Trường Đại học lâm Nghiệp.

14. Quách Đại Ninh (2003), đánh giá tác động của chính sách giao đất lâm nghiệp đến quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Bắc An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Lâm nghiệp

15. Nxb Nông nghiệp, Luật Lâm nghiệp (2017), Hà Nội.

16. UBND huyện Tuyên Hóa, Niên giám thống kê về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hóa năm 2018

17. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê về tài nguyên rừng (1994),

18. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

19. Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012.

20. Hương Thảo (2012), http://www.thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh- hoc/sinh-thai-hoc/.

21. Xuân Hoài (2013), http://tiasang.com.vn/.

22. Hoàng Sơn, Chí Kiên (2013), http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Moi- truong/642900/he-luy-mat-rung-va- trach-nhiem-quan-ly.

23. http://vi.wikipedia.org/.

24. Phương Dung (2011), http://www.thiennhien.net/2011/12/10/do-che-phu- rung-toan-cau-thap-hon-muc-uoc-tinh-truoc-day/

25. Phượng Trần (2014), http://vanhien.vn/vi/news/Khoa-hoc-Cong-nghe/Mo- rong-rung-trong-theo-huong-ben-vung-5664/#.U3jb7tJ_ubk

26. Thông tấn xã Việt Nam (2006), http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Viet-Nam-1- trong-10-nuoc-trong-rung-nhieu-nhat-the-gioi/70046346/188/.

27. Ngọc Cẩm (2011), http://caosulamsinh.com.vn/index.php?/moi-truong/nan- pha-rung-va-nhung-hiem-hoa-khung-khiep.html.

Phụ lục 01. PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ HUYỆN TUYÊN HÓA I. Thông tin chung

1. Người phỏng vấn: ... 2. Ngày phỏng vấn: ... 3. Địa điểm phỏng vấn: ...

II. Thông tin cơ bản của ngƣời đƣợc phỏng vấn

1. Họ tên:...2. Tuổi……….3. Giới tính:... 4. Dân tộc:...5. Trình độ:...6.Chức vụ:... 7. Địachỉ:...

III. Nội dung phỏng vấn

1) Ông (bà) hãy cho biết thực trạng tài nguyên rừng (về diện tích, tài nguyên động thực vật rừng, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng) của huyện ta như thế nào?.

... ... 2) Hiện trạng đất sản xuất và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp như thế nào? (Về diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đảm bảo ổn định sản xuất, phục vụ đời sống lâu dài của người dân không? Trình độ sản xuất của người dân như thế nào?).

... ... 3) Ông (bà) hãy cho biết thực trạng quản lý, bảo vệ rừng của địa phương hiện nay? 3.1) Tổ chức lực lượng làm công tác QLBVR của địa phương hiện nay như thế nào? (về biên chế, trình độ, năng lực đáp ứng nhiệm vụ, chế độ phụ cấp)?

... 3.2) Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn các biện pháp BVR được tiến hành như thế nào, nhận thức của chủ rừng và người dân trong QLBVR sau khi được tuyên truyền?

... 3.3) Công tác giao đất, giao rừng, nhận khoán BVPTR của huyện trong những năm qua như thế nào? Hình thực nào là có hiệu quả hơn? (giao cho tổ chức; giao cho cộng đồng, tổ chức CTXH của xã, thôn; giao cho nhóm hộ; giao cho cá nhân, hộ gia đình) ...

3.4) Việc ứng dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật trong QLBVR thế nào?

...

3.5) Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ QLBVR của huyện hiện nay như thế nào? ...

3.6) Công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên rừng? ...

3.7) Công tác tổ chức kiểm tra, phát triển, ngăn chặn hành vi xâm hại rừng, PCCCR như thế nào? (Những nguyên nhân chính vi phạm luật BVR & PTR, nguyên nhân xảy ra cháy rừng, phát rừng làm nương là gì?). ...

3.8) Ông (bà) hãy cho biết về nguồn đầu tư cho công tác QLBVR của huyện ta chủ yếu là từ những nguồn nào? Nguồn vốn có đáp ứng cho việc BVPTR không? Thu hút đầu tư như thế nào? (những thuận lợi, khó khăn)?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)