3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính
Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn là các xã miền núi của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, cách huyện lỵ 22 km theo đường huyện lộ Tân Phú - Minh Đài với vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Phú huyện Tân Sơn. - Phía Tây giáp xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn.
- Phía Đơng giáp xã Minh Đài, Long Cốc huyện Tân Sơn. - Phía Nam giáp xã Vinh Tiền huyện Tân Sơn.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu là các xã thuộc vùng núi cao, có địa hình đa dạng, chia cắt bởi các dãy núi, dốc kéo dài nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình từ 300m-400m so với mực nước biển. Địa hình được chia làm hai vùng:
+ Vùng núi cao: Là các dãy núi và các đồi thấp chiếm 94,45% diện tích tự nhiên, vùng này thuộc vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn.
+ Vùng thấp: Là vùng mà dân cư làm ruộng lúa nước, được bao quanh bởi các sườn núi thấp chiếm 5,55% diện tích tự nhiên. Đây là nơi tập chung dân cư và địa bàn canh tác chủ yếu của người dân có độ dốc từ 8 - 150.
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của tiểu vùng khí hậu miền núi cao.
Kết quả quan trắc tại trạm khí tượng Minh Đài từ năm 1960 đến nay cho thấy: Nhiệt độ trung bình từ 220C-230C/năm, tổng nhiệt 8.3000C-
8.5000C/năm. Mùa lạnh có gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân dưới 200C, tháng 1 nhiệt độ thấp nhất xuống đến 30C, có năm xuất hiện lạnh giá, sương muối do ảnh hưởng của tiểu vùng khí hậu núi cao. Mùa nóng ảnh hưởng của gió mùa Đơng Nam, nhiệt độ trung bình trên 250C, nóng nhất là tháng 6 và 7 (280C), vào các tháng 4, 5, 6 và 7 thường xuất hiện gió Tây, khơ nóng, nhiệt độ lên tới 39 400C, lượng bốc hơi trên 70-80 mm, độ ẩm hạ xuống thấp tuyệt đối 14%.
Lượng mưa trung bình đạt 1.826 mm/năm, chiếm gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 410), cao nhất là tháng 8, 9 và thường kèm theo mưa bão lớn, gây lũ và lụt lội. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa phùn nhiều. Độ ẩm khơng khí bình qn 86%. Lượng bốc hơi 653mm/năm. Sương muối thường xuất hiện vào mùa Đông và những ngày nhiệt độ dưới 50C, kéo dài vài ba ngày, ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng. Mơ đun dịng chảy gần 40l/s/km2. Dòng chảy cực tiểu khoảng 67 l/s/cm2. Lưu vực Sông Bứa khá rộng, địa hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3.1.4. Thổ nhưỡng, đất đai
Được hình thành trên nền địa chất phức tạp, nhiều kiểu địa hình và loại đá mẹ khác nhau, cùng với sự phân hố khí hậu, thuỷ văn tạo thành nhiều loại đất gồm: Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH), đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F), đất Rangin (hình thành trong núi đá vơi - R), đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL) đa số đất đai màu mỡ thuận lợi cho canh tác.
- Đất phù sa pha cát mùn ở ven suối và đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Gônai lẫn Fecmalit, thành phần cơ giới nhẹ, cát pha hoặc thịt nhẹ. Hàm lượng có mùn, đạm từ nghèo đến trung bình, lân và kali vào loại trung bình.
- Đất Feralit biến đổi. - Đất Feralit dốc tụ.
- Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét.
- Đất Sa thịt và đất Feralit trên núi: Có hàm lượng dinh dưỡng của đất từ trung bình đến nghèo, nhất là nghèo lân, kali, độ pH trung bình đến chua. Đất có độ dốc lớn do hiện tượng rửa trơi bề mặt nên có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đất đai của xã thích hợp với các loại cây trồng như: Lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (cây Chè), cây nguyên liệu giấy (Keo, Bạch đàn…).
Từ kết quả nghiên cứu các xã Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn được đánh giá là có đất đai màu mỡ phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới, tuy bị rửa trơi bào mịn bề mặt do thảm thực vật rừng bị chặt phá, nhưng tầng đất dày từ 2 - 5m có khả năng phát triển nơng nghiệp.
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Xuân Đài
STT Hiện trạng sử dụng đất Xã Xuân Đài
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất lâm nghiệp 5.297,2 80,19
2 Đất nông nghiệp 1.026,23 15,53
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,86 0,028
4 Đất phi nông nghiệp 280,75 4,25
Tổng diện tích tự nhiên 6.606,04 100
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất đai của xã Xuân Đài
Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Kim Thượng
STT Hiện trạng sử dụng đất Xã Kim Thượng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất lâm nghiệp 6.818,58 93,21 2 Đất nông nghiệp 342,09 4,68 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 13,0 0,0018
4 Đất phi nông nghiệp 141,47 0,018
Tổng diện tích tự nhiên 7.315,14 100
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất đai của xã Kim Thượng
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Đồng Sơn
STT Hiện trạng sử dụng đất Xã Đồng Sơn Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất lâm nghiệp 3.540,16 81,9 2 Đất nông nghiệp 124,72 2,9 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,65 0,015
4 Đất phi nông nghiệp 99,86 2,31
Tổng diện tích tự nhiên 4.319,68 100
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất đai của xã Đồng Sơn