4.3. Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng
4.3.3. Những giải pháp về xã hội
4.3.3.1. Đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng
1. Tăng cường sự phối hợp của các bên liên quan cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng
Các lực lượng tham gia quản lý rừng và tổ chức liên quan còn thiếu sự phối hợp dẫn đến hiệu quả quản lý rừng thấp. Vì vậy cần xây dựng quy chế phối hợp của các tổ chức bên trong, bên ngồi cộng đồng với nhau nhằm tìm hiểu và xác định nhu cầu của người dân, của cộng đồng và hướng giải quyết các vấn đề đó.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp từ cấp tỉnh, huyện, xã. Lấy xã là đơn vị cơ sở để chỉ đạo phát triển lâm nghiệp, xây dựng những quy định về trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý tài nguyên rừng.
Những phân tích trên đã cho thấy hiệu quả của quản lý rừng ở địa phương còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính là nhiệm vụ của các lực lượng tham gia quản lý rừng cịn chồng chéo, dẫn đến bng lỏng và thiếu trách nhiệm. Vì vậy, cần phải xây dựng những quy định, trong đó phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn, Hạt Kiểm lâm Tân Sơn, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cá nhân nhằm phối hợp tốt nhất với lực lượng ở địa phương cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
2. Củng cố, xây dựng những tổ chức và luật luật lệ cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên rừng
Kết quả điều tra cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kém trong quản lý tài nguyên ở địa phương là thiếu sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng về quản lý tài nguyên. Vai trò của cộng đồng còn rất mờ nhạt trong quản lý tài nguyên, những hộ gia đình đơn lẻ khơng tổ chức, khơng có cam kết với nhau thường bất lực trước những hành động xâm hại tài nguyên, ngay cả tài nguyên được nhà nước giao quyền cho họ sở hữu và sử dụng. Vì vậy, một trong những yếu tố đảm bảo sự tham gia của cộng đồng là phải xây dựng được những tổ chức và những luật lệ của cộng đồng về quản lý sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Tổ chức cộng đồng là bộ máy giám sát, vận động và cưỡng chế mọi thành viên trong cộng đồng thực hiện những quy định chung đã thống nhất. Các quy định của cộng đồng sẽ bao gồm cả những vấn đề về tổ chức cộng đồng, những quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người tham gia các hoạt động của tổ chức cộng đồng quản lý tài nguyên. Quyền lợi và nghĩa vụ trong quản lý tài nguyên sẽ là động lực chủ yếu khuyến khích các thành viên tích cực tham gia các chương trình quản lý tài nguyên của cộng đồng.
4.3.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân
Tuyên truyền giáo dục là một trong những nội dung hoạt động rất quan trọng trong quản lý rừng cộng đồng. Nó khơng chỉ giúp người dân, mà cịn giúp chính các cán bộ làm cơng tác tuyên truyền tự nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ rừng. Khi người dân và chính quyền địa phương nâng cao được nhận thức, tự nhận ra được những giá trị của tự nhiên để họ tự cải thiện hành vi đối xử với tự nhiên thì khi đó cơng tác bảo tồn sẽ thành cơng và tài nguyên thiên nhiên sẽ được ổn định, bền vững.
Một số đề xuất để đẩy mạnh công tác tuyên truyền như sau
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ lâm nghiệp và Kiểm lâm phụ trách địa bàn ở cấp xã.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham gia của người dân và xây dựng các câu lạc bộ về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội.
- Tuyên truyền về vai trò của rừng đối với đời sống xã hội, nêu lên thực trạng tài nguyên rừng của địa phương hiện nay, những nguyên nhân, hậu quả mất rừng và những thách thức về lâm nghiệp trên địa bàn.
- Thu hút những người có khả năng tuyên truyền tham gia như: Trưởng thơn, cán bộ phụ nữ, đồn thanh niên, hội cựu chiến binh, giáo viên và những người địa phương.
- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
- Tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu được chức năng và vai trò của VQG Xuân Sơn, lý do cần bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên của VQG Xuân Sơn.
- Xây dựng pa nơ, áp phích, tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi cộng cộng về công tác bảo vệ rừng.
- Đưa giáo dục mơi trường vào các buổi học ngoại khố trong trường học, đồng thời ấn hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học.
Hình 4.6: Sơ đồ phương pháp truyền thơng bảo tồn thiên nhiên
4.3.3.3. Chính sách về thị trường nơng lâm sản
Vấn đề chính sách thị trường nơng, lâm sản, quản lý sản phẩm, quản lý thị trường ln ln được cán hộ gia đình quan tâm chú ý, vì nó tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của chính họ. Bên cạnh đó, chính sách này là cộng cụ quan trọng của Nhà nước để tác động trở lại quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Để tăng cường quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất của các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện hình thức ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ nông lâm sản để hình thành
Thơng tin đầu vào
Tập huấn, sách,… TUYÊN TRUYỀN VIÊN Láng giềng Trường học Nội dung học ngoại khố, sách, tranh ảnh, áp phích
Nơi đơng người:
Rẫy, ruộng, nơi bán hàng…
Nhà văn hoá
- Tổ chức các cuộc họp tuyên truyền (30% nữ) - Lồng ghép các cuộc họp thôn để tuyên truyền
- Dùng loa đài tuyên truyền
Phối hợp tuyên truyền ở các thơn khác Gia đình: bố mẹ, vợ con. Họ hàng, bạn bè
thị trường ổn định và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ cho sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh dựa vào vùng nguyên liệu của dân để chế biến nông lâm sản, xây dựng phương thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ ở các quy mô vừa và nhỏ.