Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rừng ở khu vực nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 61 - 64)

4.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng, ĐDSH ở địa phương và những yếu

4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rừng ở khu vực nghiên cứu:

4.1.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

1. Địa hình

Trong các yếu tố tự nhiên thì địa hình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng. Trong khu vực nghiên cứu có 2 dạng địa hình chính: Vùng núi có độ cao từ 500 - 700m, khu vực này bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn; vùng thung lũng đồng bằng xen kẽ với các dãy núi cao vào mùa mưa khu vực này thường xuyên bị ngập úng. Địa hình phức tạp là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng, hạn chế áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác.

2. Khí hậu

- Gió Tây khơ nóng: Trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng vào các tháng 5, 6 và 7. Trong các tháng này nhiệt độ khơng khí có ngày lên tới 39- 400c, bốc hơi cũng cao nhất > 70- 80 mm, độ ẩm khơng khí hạ xuống thấp mức tuyệt đối.

- Mưa bão: Khu vực nghiên cứu nằm sâu trong nội địa, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão. Hai tháng nhiều mưa bão nhất là tháng 8, 9. Bão thường kèm theo mưa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho sản xuất nông lâm nghiệp và nhân dân trong vùng.

- Sương muối: Thường xuất hiện vào mùa Đông, những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 50c, sương muối thường xuất hiện trong các thung lũng, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, ảnh hưởng rất lớn đến cây con, cây ăn quả và cây giống trong thời điểm này.

1. Tác động của điều kiện kinh tế:

Những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hiệu quả sử dụng tài nguyên ở địa phương, đặc biệt là yếu tố thị trường. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm do người dân làm ra và các loại lâm sản phụ khơng có thị trường, hoặc thị trường kém phát triển nên người ta chỉ khai thác những loài gỗ quý hiếm trong rừng là một loại sản phẩm có lợi ích đáng kể có thể mang lại thu nhập cao cho người dân. Cây ăn quả và một số sản phẩm nơng sản khác dù có được mùa thì cũng chỉ để cung cấp cho nhu cầu của các hộ gia đình. Thị trường kém phát triển đã làm cho nhiều tiềm năng của đất đai, đa dạng sinh học cho phát triển kinh tế không trở thành hiện thực.

Đời sống khó khăn của các hộ gia đình cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của sử dụng tài nguyên. Việc quảng canh, ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… đã làm giảm hiệu quả của các nguồn tài nguyên thổ nhưỡng và khí hậu địa phương. Do đời sống khó khăn nên người dân ln ln chỉ nghĩ làm thế nào cho khỏi đói, nghèo và họ lại vào rừng săn bắt thú và khai thác lâm sản để bán lấy tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gây thiệt hại lớn cho tài nguyên rừng và đặc biệt là gây khó khăn cho cơng tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

2. Tác động của các chính sách Nhà nước

Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng và đất rừng của Nhà nước đã tăng cường trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi của người dân trong hoạt động quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của người dân nhận đất, nhận rừng. Trong đó quan trọng nhất là các Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993, số 02/NĐ-CP ngày 15/01/1994 về việc giao đất nơng nghiệp, lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nơng lâm nghiệp, Nghị định 01/NĐ-CP ngày 04/01/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản

xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cộng đồng xây dựng những luật lệ nhằm liên kết các thành viên bảo vệ quyền lợi trong quản lý tài nguyên rừng và đất đai, đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại tài nguyên.

3. Tác động của hệ thống tổ chức cộng đồng

Tổ chức và quy định của cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên có thể được xem là yếu tố quan trọng trong quản lý hiệu quả tài nguyên. Để quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng thì phải áp dụng nhiều biện pháp tích cực, tồn diện và gắn liền với cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, ngồi các biện pháp tổ chức quản lý rừng của Nhà nước thì trong thực tiễn ở các bản làng sống gần rừng, các tổ chức quần chúng cũng có vai trị quan trọng, thể hiện rõ rệt nhất là vai trò của các chi bộ Đảng, Ban lâm nghiệp xã, Địa chính xã, Khuyến nơng, khuyến lâm xã, Kiểm lâm địa bàn, Hội cựu chiến binh, Đồn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân,…

Trong quá trình trao đổi và thảo luận những cán bộ địa phương đã nhận thấy một số vấn đề về hoạt động của các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý rừng như sau:

Các tổ chức cộng đồng đã có vai trị quan trọng trong nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân về quản lý rừng, hỗ trợ trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện những chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý rừng, trực tiếp tham gia vào tổ chức các hoạt động lâm nghiệp và quản lý rừng nói chung.

Những tồn tại chủ yếu của các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý rừng là năng lực và trình độ cịn hạn chế của cán bộ cộng đồng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý rừng, chưa sáng tạo được những giải pháp, những hình thức tổ chức quản lý rừng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, chưa có những đầu tư thích hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện được nhiệm vụ liên quan đến quản lý rừng, chưa có những quy định thực sự rõ ràng về

chức năng và quyền hạn của mỗi tổ chức cộng đồng về quản lý rừng, đơi khi nhiệm vụ của họ cịn chồng chéo, cản trở nhau trong hoạt động quản lý rừng.

4. Tác động của nhận thức và kiến thức

Nhận thức và kiến thức của người dân cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quản lý tài nguyên rừng. Nhận thức chưa đầy đủ về quản lý bền vững tài nguyên rừng đã như một nhân tố cản trở sự liên kết của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển tài nguyên. Ý thức chấp hành pháp luật kém cũng là nhân tố gia tăng tình trạng vơ chính phủ trong hoạt động quản lý tài nguyên, cản trở tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nhưng không chú ý tới bảo tồn và phát triển. Trình độ văn hố thấp đã là rào cản chính hạn chế sự tiếp cận kinh tế, văn hoá với các vùng kinh tế sinh thái khác, ngăn cản sự phát triển của sản xuất hàng hoá và các mối liên kết cộng đồng nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)