Những giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 83 - 87)

4.3. Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng

4.3.2. Những giải pháp về kinh tế

4.3.2.1. Nâng cao thu nhập cho người tham gia và phát triển kinh tế xã hội cộng đồng

Thực tế, các giải pháp tiến tới quản lý rừng cộng đồng đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các đối tượng cùng tham gia. Nghiên cứu đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể sau:

- Các nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động quản lý rừng cộng đồng như bán lâm sản thu được từ khai thác và vận chuyển trái phép; các

nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước; kinh phí hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế,… sẽ trích một phần để trả phụ cấp ổn định (ít nhất là bằng số tiền họ thu nhập được từ sản phẩm của rừng trước đây) cho các thành viên tham gia quản lý rừng cộng đồng.

- Ưu tiên kinh phí Chương trình dự án 661, 135, 32a và các chương trình dự án khác để đầu tư cho cơng tác bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội trong xã.

- Nghiên cứu đề xuất đầu tư phát triển du lịch sinh thái đưa vào chương trình hoạt động trong quản lý rừng cộng đồng để tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư.

4.3.2.2. Giải pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản

Bảng 5.1: Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loài lâm sản

Tên lâm sản

Hình thức khai thác

Địa điểm

khai thác Giải pháp quản lý và phát triển

Rau Sắng Thu hái Rừng vùng đệm

Cấm chặt cây, cành. Mỗi người khai thác phải trồng thêm 2 cây/năm

Củi Chặt, thu lượm

Nương rẫy, rừng

vùng đệm Cấm chặt cây đang sống

Song Mây Chặt Vùng đệm, phân khu PHST

Cấm lấy sợi mây dài dưới 3 m, mỗi người đi lấy Mây phải trồng thêm 5 bụi/năm Các Loại

Rau Thu hái Vùng đệm, phân khu PHST

Trồng thêm tại vườn, nương rẫy

Cây thuốc Hái, chặt Vùng đệm, phân khu PHST

Chỉ lấy để chữa bệnh cho người dân trong xã. Cấm lấy đem bán

Lợn rừng Bẫy, Bắn Quanh nương rẫy Cấm dùng súng bắn Loài Chuột, Dúi Bẫy, đào bắt Vùng đệm Cấm dùng súng bắn Loài cá, cua, ếch Bắt bằng lưới Vùng đệm, phân

khu PHST Cấm dùng kích điện, thuốc nổ

4.3.2.3. Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng, sản xuất hàng hóa ở địa phương

1. Đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, phát huy tiềm năng sản xuất hàng hoá ở địa phương:

Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm, ngoài việc khai thác các sản phẩm tre, nứa từ rừng tự nhiên, dẫn đến gia tăng hoạt động xâm hại tài nguyên rừng cần phải hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề hiện đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, nuôi ong, chế biến nông sản,… việc phát triển những ngành nghề phụ đã được cán bộ xã xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.

2. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản

Thị trường lâm sản ở địa phương hiện tại chưa phát triển đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ như các loại cây dược liệu, cây thuốc, song mây, cây cho nhựa dầu. Phần lớn những lâm sản có giá cả khơng ổn định, một phần do số lượng ít khơng hình thành được thị trường, phần khác do thiếu thơng tin về thị trường. Điều này khơng khuyến khích được người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Vì vậy, nhiều người được phỏng vấn đã cho rằng đầu tư phát triển thị trường lâm sản góp phần tăng thu nhập kinh tế, thu hút được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

3. Đầu tư hỗ trợ cho các hộ gia đình

Hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Đối với các hộ gia đình nghèo tại các xã, việc tạo được nguồn vốn lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng như cho vay theo chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, đơn giản hố thủ tục vay vốn, khơng tính lãi suất khi vay vốn trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ,…

4.3.2.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

1. Đầu tư nâng cấp đường giao thông trong xã

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn, trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

2. Đầu tư các cơng trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động văn hoá… phục vụ lễ hội, phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc liên quan đến quản lý rừng. Tiếp tục bổ sung, điều chỉch quy ước các làng, bản về quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.

4.3.2.4. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

1. Vốn ngân sách

Vốn chương trình dự án 661 đầu tư cho các hạng mục bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng và điều hành quản lý.

Vốn 135 và định canh định cư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Vốn từ UBND tỉnh và các ngành hỗ trợ một phần cho công tác tuyên truyền và mua sắm trang thiết bị.

2. Vốn kêu gọi đầu tư quốc tế

Kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục, đào tạo tập huấn và trang thiết bị tăng cường năng lực từ các tổ chức quốc tế như WWF, UNDP, một số tổ chức phi chính phủ và một số quốc gia khác.

3. Vốn các bên đóng góp

UBND huyện, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện đóng góp vốn bằng nguồn thu được từ các hoạt động như: Trích một phần nguồn thu được từ các vụ vi phạm buôn bán, khai thác lâm sản trái phép, lợi nhuận kinh doanh nghề rừng của một số doanh nghiệp, ngồi ra cịn có sự đóng góp cơng lao động cho các hoạt động bảo vệ phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)