Giải pháp tổ chức quản lý rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 77 - 83)

4.3. Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng

4.3.1. Giải pháp tổ chức quản lý rừng cộng đồng

4.3.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Sau nhiều lần thảo luận ở địa phương và học hỏi kinh nghiệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng, mơ hình cơ cấu quản lý rừng cộng đồng được đề xuất như sau:

Hình 4.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý rừng cộng đồng

- Lãnh đạo Ban gồm có: 01 trưởng ban, 4 đến 6 thành viên. Đội bảo vệ gồm 5-7 thành viên, họ là những người thuộc tổ bảo vệ rừng, cơng an viên của khu kiêm nhiệm.

- Mục đích hoạt động của ban quản lý rừng cộng đồng khu hành chính. Nhằm liên kết việc bảo vệ và quản lý rừng thống nhất trong toàn khu vực, tăng thêm sức mạnh và tính hiệu quả của các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn

Chính quyền Thơn, bản

BQL rừng Thôn, bản

1. Trưởng ban 2. Đại diện xã

3. Đại diện ban ngành thôn

Thường trực ban 1. Trưởng ban 2. Thư ký ban Đội bảo vệ 1. Đội trưởng 2. Đội viên UBND xã

Ban kiểm soát

1. Trưởng ban 2. Thư ký 3. Thành viên

chặn các hình thức như: Sử dụng rừng khơng hợp lý, khai thác rừng bừa bãi, tàn phá và khai thác trái phép tài nguyên rừng của người dân trong và ngồi khu hành chính.

Việc quản lý rừng thống nhất trong địa bàn toàn khu sẽ tạo ra một đơn vị quản lý rừng đủ lớn, giúp cho người sử dụng rừng có hiệu quả hơn. Ban quản lý được bầu sẽ thay mặt nhân dân trong khu bảo vệ và quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng trong khu.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban quản lý rừng cộng đồng

Tổ chức xây dựng, giám sát và thực thi kế hoạch, Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

Tổ chức và phân công các tổ bảo vệ rừng cộng đồng.

Lập sổ nhật ký tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng có sự phối hợp của UBND xã, Kiểm lâm địa bàn, hàng tháng có xác nhận của UBND xã làm cơ sở để công cho những người tham gia.

Thay mặt cộng đồng để ngăn chặn, giải quyết và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND xã và Kiểm lâm địa bàn giải quyết.

Chấm công các thành viên trong cộng đồng, hộ gia đình tham gia các hoạt động bảo vệ phát triển rừng.

Tổ chức khen thưởng và làm trung gian hoà giải, giải quyết bồi thường. Lưu trữ hồ sơ và báo cáo định kỳ hàng quỹ cho UBND xã về tình hình quản lý rừng cộng đồng của khu.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của hộ gia đình, thành viên trong cộng đồng Bình đẳng trong tham gia các hoạt động quản lý rừng cộng đồng.

Tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch và quy ước bảo vệ và phát triển rừng. Giám sát, ngăn chặn và báo cáo kịp thời cho Ban quản lý rừng cộng đồng các trường hợp vi phạm đến rừng cộng đồng.

Bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã. Tham gia chữa cháy rừng khi có huy động của Ban quản lý rừng cộng đồng, khu hành chính và UBND xã.

Giám sát các hoạt động của Ban quản lý rừng cộng đồng.

4.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của của Ban quản lý rừng cộng đồng khu hành chính

1. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo ban quản lý rừng cộng đồng

- Chỉ đạo các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của khu, tổ chức hội họp, xây dựng phương án, kế hoạch, xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng.

- Giải quyết các vướng mắc có liên quan đến việc quản lý rừng ở khu. 2. Chức năng, nhiệm vụ của thường trực ban quản lý rừng cộng đồng - Trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch hàng năm, hàng tháng cho Ban.

- Quản lý và sử dụng nguồn quỹ của Ban đúng mục đích, quy định theo quy chế đã được thông qua.

- Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý rừng.

3. Chức năng, nhiệm vụ của đội bảo vệ

- Tổ chức tuần tra, kết hợp với người dân bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và têo quy ước quản lý rừng cộng đồng đã được thông qua.

- Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn bắt, lập biên bản xử lý các đối tượng khai thác, phá rừng trái phép trong phạm vi quyền hạn của Khu quy định tại quy ước quản lý rừng cộng đồng khu hành chính. Trường hợp vượt khỏi phạm vi của thơn thì báo cáo chính quyền xã, Kiểm lâm địa bàn xử lý.

4. Chức năng, nhiệm vụ của ban kiểm sốt

- Khi có u cầu được thành lập để xem sét quyết định kế hoạch hoạt động, kinh phí và các vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự của Ban.

- Giám sát các hoạt động chi tiêu, tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm của Ban và thường trực Ban.

5. Trách nhiệm của nhân dân trong khu hành chính

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy ước về quản lý rừng cộng đồng, tham gia các cuộc họp khu và đóng góp ý kiến về quản lý rừng, có trách nhiệm ủng hộ và phối hợp với đội bảo vệ rừng kịp thời ngăn chặn hoặc báo cho đội bảo vệ khi phát hiện ra các hành vi vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng.

4.3.1.3. Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

1. Mục đích thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

- Góp phần huy động các nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng tại các thơn có rừng cộng đồng.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn đối với rừng cộng đồng.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng bền vững của cộng đồng.

- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng phục vụ chủ yếu cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng: Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng,…

- Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thơn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hố nghề rừng.

Ghi chú:

Các khoản đóng góp: Các khoản chi hỗ trợ:

Hình 4.5: Sơ đồ tổ chức quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng xã

(Quỹ xã)

Ban quản lý quỹ xã Trưởng ban

Kế toán Thủ quỹ

Các thành viên khác Tài khoản tại

ngân hàng Nông nghiệp &PTNT huyện Kế hoạch và đề xuất quỹ xã hỗ trợ

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng thôn (Quỹ thôn)

Ban quản lý quỹ xã

Trưởng ban Kế toán Thủ quỹ Các thành viên khác Nguồn kinh phí do thôn thu và quản lý Các nguồn hỗ trợ khác từ bên ngoài (ngân sách dự án,doanh nghiệp, nhà tài trợ,…) cho quỹ xã hay quỹ thôn

Bồi thường vi phạm quy chế QLRCĐ

Người dân tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng: Hưởng lợi từ rừng cộng đồng và đóng góp xây dựng quỹ

2. Nguyên tắc hoạt động của quỹ

- Hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn. - Không hỗ trợ hoạt động trùng lặp với các dự án khác.

- Trường hợp quỹ nhận được khoản hỗ trợ, viện trợ trực tiếp từ các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước có kèm theo thoả thuận riêng thì thực hiện theo thoả thuận nhưng không được trái với mục đích và nguyên tắc hoạt động của quỹ.

- Công khai, minh bạch các khoản thu, chi, kế hoạch tài chính quỹ và chịu sự kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư thơn.

Mục đích của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng do cộng đồng khu hành chính lập, tự chịu trách nhiệm.

- Phục vụ chủ yếu cho các hoạt động về lâm nghiệp cộng đồng: bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh ni tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng,…

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn đối với rừng cộng đồng.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng bền vững của các cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)