Hoạt động khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở địa phương, những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 48 - 61)

4.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng, ĐDSH ở địa phương và những yếu

4.1.3. Hoạt động khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở địa phương, những

những nguy cơ và thách thức

Đời sống của cộng đồng người dân hầu như phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, từ đất rừng làm nương rẫy đến các sản phẩm làm công cụ, đồ dùng, nhà ở và nguồn thực phẩm trực tiếp thu được từ rừng như rau rừng, cây thuốc,… Từ khi VQG được thành lập có các chương trình định canh, định cư, phát triển nơng thơn miền núi khuyến khích phát triển kinh tế nơng nghiệp lúa nước và quy hoạch làm nương rẫy cố định nên sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân đã giảm so với trước, đồng thời tài nguyên rừng cũng bị suy thoái mạnh nên các sản phẩm từ rừng cũng giảm theo. Dưới đây là tổng hợp đánh giá chung về tỷ trọng các sản phẩm được điều tra từ các thôn trong xã.

Bảng 4.1: Đánh giá tỷ trọng các sản phẩm

Sản phẩm trọng Tỷ Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

Lúa nước 2 Dễ làm, gần

nhà

Thiếu nước, đầu tư cao, thiếu kỹ thuật

Tăng diện tích, làm thuỷ lợi, đào tạo kỹ thuật Sản phẩm

chăn nuôi

2 Ít phải chăm sóc

Thiếu vốn, thiếu giống tốt, dịch bệnh nhiều

Hỗ trợ vốn, giống vật nuôi, tăng cường thú y Nương rẫy

(lúa, ngô, sắn…)

2 Đầu tư thấp, ít chăm sóc

Phụ thuộc thời tiết, xa nhà, đường đi khó, khơng được phát rừng

Tăng ruộng lúa nước, hoa màu. Đưa giống mới chất lượng cao

Gỗ 1 Có trong

rừng, dễ bán

Đường xa, đi lại khó khăn, bị cấm

Cấm mọi người khai thác, tuyên truyền

Động vật 1 Có sẵn, dễ

bán

Ngày càng hiếm, bị cấm

Cấm mọi người khai thác, tuyên truyền Sản phẩm rừng khác 2 Có sẵn, dễ bán, phục vụ đời sống hàng ngày Ngày càng hiếm, bị khai thác kiệt quệ

Cấm khai thác kiệt quệ, tuyên truyền, tìm nơi bán với giá cao

(Ghi chú: Tỷ trọng về kinh tế được chia làm 10 phần)

Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy các sản phẩm từ rừng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong đời sống kinh tế của người dân. Những sản phẩm trực tiếp từ rừng như gỗ, động vật, các loại lâm sản khác chiếm tỷ trọng tới 4/10 và đây cũng

chính là nguồn thu tiền mặt chủ yếu của người dân. Ngoài ra các sản phẩm khác như lúa, ngô, sắn, khoai trên nương rẫy, các sản phẩm chăn nuôi cũng phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

Bảng 4.2: Nguồn thu tiền mặt của các hộ gia đình

Sản phẩm Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Chăn nuôi 2.500.000 đ 1.500.000 đ 850.000 đ Dịch vụ 1.000.000 đ 0 0 Măng 300.000 đ 550.000 đ 500.000 đ Sa nhân 200.000 đ 600.000 đ 400.000 đ Nứa, giang 100.000 đ 300.000 đ 200.000 đ Sản phẩm khác 300.000 đ 100.000 đ 100.000 đ Cộng 4.400.000 đ 3.050.000 đ 2.050.000 đ

(Ghi chú: Số liệu ước tính bình qn năm và được làm trịn)

Qua bảng 4.2 cho thấy việc khai thác và sử dụng lâm sản trên địa bàn thường theo thói quen, sự hiểu biết của người dân trong khu vực có sự trồng chéo. Người dân ở thơn này có thể khai thác tài ngun rừng trên địa bàn các thơn khác, chưa có sự quản lý về tài ngun giữa các thơn trong xã, thậm trí giữa các xã lân cận với nhau

Các loại lâm sản ngoài gỗ được sử dụng khơng nhiều, nhưng có một số loại có giá trị kinh tế cao. Dưới đây là tình hình thu hái, khai thác một số loại lâm sản ngoài gỗ của các xã trong khu vực nghiên cứu:

- Khai Thác nứa

Các xã Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn có diện tích rừng nứa tương đối lớn nên hoạt động khai thác nứa diễn ra phổ biến và mang lại nguồn thu tương đối lớn cho người dân, đây là mặt hàng có thị trường tiêu thụ tương đối tốt, nứa được bán về xuôi sử dụng để đan lát, làm giàn leo cho một số lồi cây nơng nghiệp. Nên người dân đã khai thác số lượng khá lớn, mặc dù chính

quyền địa phương cũng đã có kế hoạch phân bổ lượng khai thác trong từng năm nhưng trên thực tế việc quản lý chưa mang lại hiệu quả. Vì vậy nguồn tài nguyên này đang có nguy cơ cạn kiệt trong những năm tới.

- Song mây

Địa bàn các xã nghiên cứu là nơi phân bố nhiều loài song mây, người dân khai thác chủ yếu cho đan lát dụng cụ gia đình và để bán, trước đây khối lượng khai thác lớn, hàng năm có tới hàng chục tấn mây được khai thác trong khu vực. Đến nay, nguồn lợi này đã bị suy giảm. Kết quả điều tra cho thấy rất hiếm gặp sợi mây dài trên 3m ở những khu rừng gần thơn, mà chỉ cịn ở rừng già, xa thơn. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì trong vịng vài năm nữa sẽ cạn kiệt hoàn toàn song mây tự nhiên trên địa bàn.

- Củi đun

Đây là nhu cầu thiết yếu phục vụ cho cộng đồng người dân vùng đệm của VQG. Củi được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, sưởi ấm trong mùa đông, chăn nuôi và bán lấy tiền. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 1 bó củi/ngày, khoảng 10-20kg. Việc củi đun đã trở thành hàng hoá, thành nguồn thu nhập mới đã khiến nhiều người dân tham gia vào hoạt động lấy củi, đông đảo nhất là những người không hoặc thiếu đất canh tác nông lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình vì nghèo đói, mưu sinh cuộc sống đã sẵn sàng chặt hạ các cây gỗ tốt, cây gỗ tái sinh làm củi để bán, hơn nữa hoạt động này đã và đang tàn phá và gây cản trở cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên và rừng khoanh nuôi tái sinh trong khu vực, đặc biệt là các diện tích rừng gần thơn, bản.

4.1.3.2. Khai thác và buôn bán lâm sản trái phép

Đây là hoạt động đe doạ làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học của VQG. Trước đây người dân khai thác lâm sản chủ yếu để sử dụng tại chỗ nên ít ảnh hưởng tới ĐDSH. Những hoạt động bn bán vận chuyển lâm sản trái phép đã tạo cơ hội cho các sản phẩm từ rừng trở thành hàng hoá, đặc biệt là các loài gỗ quý và động vật hoang dã. Giá trị của các loại hàng hoá trái phép

này không nhỏ so với các hoạt động sản xuất khác, nên đã đặt một số người dân vào vị trí là người tham gia khai thác, cung cấp lâm sản.

- Gỗ

Mặc dù diện tích rừng tự nhiên của xã nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân sơn, nhưng gỗ vẫn bị khai thác trái phép. Gỗ được khai thác để xây dựng nhà cửa, đồ dùng gia dụng của các hộ gia đình và bán lấy tiền.

Đối tượng khai thác trái phép chủ yếu là một số hộ gia đình trong xã và những người từ nơi khác đến, các loại gỗ tốt có giá trị là đối tượng để khai thác của nhóm người này. Đây là nhân tố đe doạ lớn gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng và đa dậng sinh học của VQG.

Hình 42: Khai thác gỗ trái phép tại xã Xuân Đài

- Động vật

Các công cụ săn bắt động vật chủ yếu là các loại bẫy. Từ khi động vật trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao thì số lượng bẫy càng lớn, theo kết quả điều tra các thôn bản cho thấy, số lượng các loại bẫy được đặt trong các khu rừng trên địa bàn là khoảng trên 500 cái các loại. Như vậy cứ bình quân trên địa bàn cứ 10 ha được đặt 01 cái bẫy, chúng được đặt quanh rẫy, trong các khu rừng rất xa thôn.

Săn bắt và bẫy động vật rừng là tập quán lâu đời của các nhóm dân tộc trong vùng và hiện đang là hoạt động khá phổ biến. Đây là mối đe doạ lớn tới các loài chim, thú quý hiếm của VQG và khu vực. Người dân săn bắt tất cả các lồi nếu có cơ hội. Thời gian săn bắt quanh năm nhưng vào lúc nông nhàn đầu mùa mưa người dân đi săn bắt nhiều. Động vật săn bắt thường được sử dụng làm thực phẩm trong gia đình và đem bán về xi để tăng thu nhập.

Qua quá trình điều tra thì mức độ suy giảm một số loài động vật rừng được đánh giá ở bảng sau:

Bảng 4.3: Xu hướng phát triển của một số loài động vật chủ yếu

Tên loài Trước 10 năm Trước 5 năm Hiện nay

Lợn rừng Thường gặp Thường gặp Thường gặp

Các lồi khỉ Nhiều Ít hơn Ít hơn

Rùa Nhiều Ít hơn Hiếm gặp

Chuột Nhiều Nhiều Nhiều hơn

Dơi Nhiều Ít hơn Ít

Các lồi Cầy Thường gặp Ít gặp Rất ít gặp

Hoẵng Thường gặp Ít gặp Ít gặp

Sơn Dương Thường gặp Ít gặp Ít gặp

Nai Thường gặp Rất ít gặp Khơng gặp

Gấu Ít gặp Rất ít gặp Khơng gặp

Kết quả điều tra cho thấy có 2 lồi là Nai và Gấu người dân trong khu vực không gặp nữa, hầu hết các lồi đều trở nên hiếm, đang trong tình trạng suy thối trầm trọng. Các lồi ăn thịt giảm mạnh về số lượng làm thay đổi

chuỗi thức ăn sinh thái dẫn đến một số loài phát triển mạnh như Lợn Rừng, các loài Chuột.

Hiện nay, nhu cầu thị trường về các lồi động vật rừng là rất cao do đó hoạt động săn bắt vẫn là sức ép lớn tới tài nguyên rừng và ĐDSH nơi đây.

4.1.3.2. Kiến thức và thể chế bản địa trong sử dụng tài nguyên rừng:

1. Những vấn đề chung về kiến thức và thể chế bản địa

Thực tế ở Việt Nam thể chế địa phương được hiểu là luật lệ (hay luật tục), quy định tại địa phương được hình thành từ hệ thống kiến thức bản địa, nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Thông thường thể chế thể hiện ý trí và bảo vệ lợi ích của cộng đồng hoặc của những người có uy tín trong cộng đồng. Đã được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận và tuân thủ một cách có ý thức. Nó có sức mạnh vơ hình, đơi khi vượt ra khỏi luật pháp của nhà nước dưới dạng “phép vua thua lệ làng”.

2. Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư tại các xã trong khu vực nghiên cứu

Trong thực tế ở xã Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn cộng đồng người Mường có cả kho tàng kiến thức về nhiều lĩnh vực, trong đó sử dụng và quản lý tài nguyên rừng cũng có nhiều hiểu biết phong phú. Kết quả điều tra những người cao tuổi, trưởng thơn cho thấy lịch sử hình thành hệ thống kiến thức trong quản lý và sử dụng tài nguyên được khái quát trong sơ đồ sau:

`

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống kiến thức bản địa và thể chế

3. Kiến thức bản địa trong sử dụng rừng tự nhiên

Trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sống gắn bó với rừng, ở đây rừng tự nhiên luôn được coi là nơi để người dân vào thu hái, khai thác những sản phẩm từ rừng phục vụ cho đời sống của mình, trong đó có các sản phẩm động vật, thực vật rừng.

a. Kiến thức khai thác sử dụng tài nguyên động vật rừng

Hầu hết các loài động vật hoang dã đều có vai trị quan trọng trong đời sống cộng đồng và cân bằng hệ sinh thái. Ngoài những giá trị phổ biến và truyền thống là nguồn thực phẩm bổ sung cho các bữa ăn thường nhật đối với các gia đình miền núi, thì tài ngun động vật rừng cịn cung cấp những sản phẩm hàng hố đặc biệt.

Q trình kiếm sống Quá trình học hỏi tự nhiên và trao đổi Tích luỹ truyền thống Hệ thống hiểu biết Các cách sử dụng tài nguyên Kinh nghiệm Kiểm nghiệm nhiều thế hệ Thể chế quản lý tài nguyên CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Đối với người dân động vật rừng vẫn là đối tượng săn bắn để lấy thịt. Ngoài ra, xương, nhung, sừng, da,… của động vật đều là những sản phẩm có giá trị. Tuy nhiên trong bối cảnh suy thoái tài nguyên động vật rừng trên cả nước, tài nguyên động vật rừng ở khu vực nghiên cứu cũng không ngoại lệ, cho nên cần quan tâm nghiên cứu ưu, nhược điểm của kiến thức địa phương trong kỹ thuật khai thác và sử dụng các loài động vật rừng. Từ đó đề ra những biện pháp tác động nhằm mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên vô giá này theo hướng bền vững .

Phương thức khai thác và sử dụng các loài động vật hiện còn trong rừng tự nhiên:

Theo điều tra thì người dân địa phương cho biết, vì tình trạng khan hiếm mà nguồn thực phẩm này không được sử dụng thường xuyên. Thợ săn và những người hay đi rừng cho biết trong số các lồi hiện cịn bị săn bắt, có những lồi cho dược liệu quý như Rắn hổ mang, Rắn dáo, Rắn cạp nong. Có lồi cho thực phẩm như Lợn rừng, Cầy mốc, Gà rừng, Sơn Dương…Đây là những lồi sẽ đóng góp vai trị lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương nếu chúng được bảo tồn và phát triển tốt.

Một số hình thức săn bắt động vật chính được người dân sử dụng:

Bắn: Phương thức này trước kia diễn ra phổ biến nhất, những năm gần đây súng săn bị Kiểm lâm thu hồi nên hiện nay chỉ cịn một số ít người sử dụng trộm súng kíp và súng tự chế để bắn động vật.

Bẫy: Phương thức này hiện nay sử dụng rất phổ biến, người dân sử dụng bẫy thắt chân, bẫy bằng tre, bẫy bán nguyệt bằng thép…

Nhờ những kiến thức trên mà người dân săn bắt thú rất hiệu quả. Trong điều kiện khơng có giải pháp cho bảo tồn và phát triển thì đây cũng là mối lo ngại cho tài nguyên động vật của địa phương.

Phân tích nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên động vật rừng người ta nhận thấy rằng chủ yếu do rừng tự nhiên bị tàn phá làm thu hẹp khơng gian sống. Ngồi ra, săn bắn quá mức là những nguyên nhân trực tiếp làm tăng tốc độ tiêu diệt các loài động vật quý hiếm, các lồi thú lớn có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao.

b. Kiến thức khai thác sử dụng tài nguyên thực vật rừng - Các loài thực vật cho gỗ đã được khai thác sử dụng

Trong những năm trước đây tình trạng khai thác gỗ bừa bãi khơng có sự bảo vệ và phát triển đã làm cho nhiều lồi cây cho gỗ có giá trị kinh tế, sinh thái nhanh bị mất đi. Như lồi Giổi, Nghiến, Chị Chỉ,…

- Khai thác và sử dụng các loài cây cho sợi và vật liệu đan lát trong rừng tự nhiên:

Trong số các loài cây cho sợi và vật liệu đan lát có một số lồi thuộc phân họ tre nứa có khả năng cung cấp nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ. Một số lồi thuộc nhóm song, mây là nguồn tài ngun quan trọng dùng để đan lát, đặc biệt là song mật một lồi có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, các lồi cây họ Đay, họ Trơm, họ Gai cũng cho sợi tốt.

Phương thức khai thác và sử dụng các loài cây cho sợi và vật liệu đan lát của nhân dân địa phương khá đơn giản. Họ chặt cây sau đó một số lồi được tước vỏ bện làm dây như dây Đay, dây Bo, dây Bướm, đan lát Nứa, Giang, Mây.

Nhìn chung với cách khai thác, chế biến, tiêu thụ này không ảnh hưởng lớn đến các loài cây cho sợi mà áp lực lớn nhất đối với chúng là hoạt động đốt nương làm rẫy. Vì nếu tầng cây gỗ của rừng tự nhiên mất đi sẽ kéo theo sự biến mất của các loài cây cho sợi ở địa phương.

Phân tích số liệu cho thấy tổ thành thực vật rừng tự nhiên được nguời dân sử dụng làm thuốc là rất đa dạng và phong phú, trong đó có trên 60 lồi thực vật được sử dụng làm thuốc.

+ Phương thức khai thác và sử dụng các loài cây thuốc

Phần lớn các hộ gia đình khai thác những loài cây thuốc trong rừng phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Hiện nay đã có một số hộ gia đình tổ chức thu mua một số lồi cây thuốc để đem về xuôi bán. Những kiến thức và kinh nghiệm chữa bệnh bằng thuốc nam trên cơ sở sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ của một số ông Lang cần sớm được nghiên cứu bảo tồn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)