Những yếu tố cản trở, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 71 - 77)

4.2. Vai trò của cộng đồng, những nguyên nhân cản trở hoặc thúc đẩy sự tham

4.2.2. Những yếu tố cản trở, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý

lý tài nguyên rừng của địa phương

4.2.2.1. Những yếu tố thúc đẩy sư tham gia của người dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

1. Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng và đất rừng của Nhà nước Những yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên quan trọng là chính sách sở hữu tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây các chính sách giao khốn rừng và đất lâm nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ, giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, tham gia bảo vệ phát triển rừng, hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật,… tăng cường nguồn lực để sản xuất nâng cao đời sống và dân trí, đồng thời tạo nên những liên kết giữa

các gia đình trong nhóm hộ được giao đất, giao rừng, giữa nhóm hộ với chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý rừng và đất rừng ở địa phương.

2. Tiềm năng sản xuất hàng hố ở địa phương

Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp rộng lớn có tiềm năng cho phát triển sản phẩm hàng hoá từ lâm nghiệp. Theo kết quả thống kê đã phát hiện được ở khu vực có tới 60 lồi cây thuốc, 12 lồi cây cho sợi và đan lát, 40 loài cho gỗ, 34 loài động vật hiện đang được khai thác, sử dụng. Ngồi hàng hố về lâm, đặc sản thì chăn ni được xem là thế mạnh sản xuất hàng hoá ở địa phương, đặc biệt là chăn nuôi gia súc phát triển tương đối mạnh và thường mang lại thu nhập cao cho người dân.

Sản xuất hàng hóa phát triển là một trong những yếu tố quan trọng nhất có vai trị thúc đẩy hình thành những liên kết cộng đồng, những tổ chức và luật lệ cộng đồng trong quản lý tài nguyên. Nhu cầu ổn định sản xuất và đời sống của mỗi thành viên sẽ thúc đẩy hình thành những liên kết cộng đồng, những tổ chức và luật lệ cộng đồng nhằm đảm bảo tính ổn định nói chung của cả hệ thống kinh tế hàng hoá, mà quản lý tài nguyên là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng, ở đâu có tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa càng lớn thì ở đó có tiềm năng cho hình thành và phát triển các liên kết cộng đồng càng nhiều.

3. Những mối liên kết truyền thống trong cộng đồng

Tính cộng đồng cao của người dân địa phương được coi là một truyền thống quý giá, hầu hết các dân tộc địa phương đều có tính cộng đồng rất cao. Mặc dù nền kinh tế của họ chưa phát triển, đời sống khó khăn, song họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ dựa vào cộng đồng để tồn tại và tự nguyện tuân theo các quy chế, các luật lệ cộng đồng. Đây là nhân tố thuận lợi cho việc phát triển những tổ chức và luật lệ của cộng đồng về quản lý tài nguyên trong đó có tài nguyên rừng.

4. Ý thức tôn trọng luật pháp của Nhà nước

Phân tích kết quả phỏng vấn cịn cho thấy: Một bộ phận lớn người dân ở đây đều có ý thức tôn trọng luật pháp Nhà nước. Tuy hiện tại có trường hợp chấp hành chưa nghiêm một vài quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý rừng nhưng phần lớn đây là những trường hợp chưa được tuyên truyền giáo dục một cách đầy đủ, mặt khác có liên quan đến việc thực hiện khơng nghiêm túc của cả một số cán bộ thừa hành ở địa phương. Ý thức tơn trọng luật pháp chính là nhân tố thúc đẩy sự tham gia của mọi thành viên cộng đồng vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

5. Tiềm năng lao động dồi dào

Kết quả điều tra cho thấy ở địa phương cịn có tiềm năng lao động dồi dào đặc biệt trong thời kỳ nông nhàn. Nếu được hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng được tổ chức tốt thì với bản tính cần cù trong lao động sản xuất người dân sẽ hưởng ứng một cách tích cực vào các chương trình phát triển lâm nghiệp nhằm cải thiện cuộc sống của mỗi gia đình và cộng đồng.

6. Hệ thống kiến thức bản địa phong phú

Những cuộc trao đổi với người dân đã cho thấy sự tồn tại thực sự trong cộng đồng người dân địa phương một hệ thống kiến thức bản địa phong phú trong đó có những kiến thức liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Những kiến thức bản địa được đánh giá là có hiệu ích nhất với quản lý rừng gồm kiến thức về sử dụng đất, sử dụng rừng, phân loại động thực vật rừng, kiến thức về khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng, v.v... đây là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.

4.2.2.2. Những yếu tố cản trở sự tham gia của người dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

Cộng đồng có vị trí quan trọng trong việc phối hợp quản lý bảo vệ khu rừng đặc dụng cùng với các cơ quan lâm nghiệp của Nhà nước. Việc thiết lập các mơ hình lâm nghiệp dựa vào cộng đồng ở vùng đệm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của họ sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong công tác quản lý bảo vệ rừng VQG Xuân Sơn.

Tuy nhiên, việc thu hút cộng đồng người dân tham gia vào quản lý bảo vệ rừng là một cơng việc khó khăn địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa VQG với các ban ngành và chính quyền địa phương trong các hoạt động và các chương trình dự án,… Dưới đây là một số yếu tố cản trở sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ rừng.

1. Nhu cầu và khả năng đáp ứng tiền mặt

Nhu cầu cuộc sống của con người có rất nhiều thứ vật chất và tinh thần cần thiết, như khơng phải cái gì cũng làm ra được, mà phải sử dụng tiền mặt để mua bán. Đặc biệt hiện nay sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường, con người khơng cịn sống theo chế độ tự cung tự cấp, tự sản xuất tiêu dùng.

Đối với người dân các xã Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống về lương thực và các khoản thiết yếu khác, mỗi hộ gia đình phải sử dụng rất nhiều tiền mặt. Trong khi các nguồn thu nhập từ canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và các nguồn khác không đáp ứng đủ nhu cầu của cộng đồng, thì người dân đã tìm kiếm một giải pháp khác cho mình, đó là khai thác các sản phẩm từ tài nguyên rừng tại chỗ để bán lấy tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gây thiệt hại lớn cho tài nguyên rừng và đặc biệt là gây khó khăn cho cơng tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

2. Hồn cảnh kinh tế khó khăn của người dân

Các xã trong khu vực nghiên cứu đều là thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói chiếm 39,9% số hộ trên tồn xã. Giữa các dân tộc trong xã cũng có sự chênh lệch nhau về mức sống. Nghèo đói là ngun nhân làm cho họ ít có điều kiện để quan tâm đầu tư cho bảo vệ phát

triển rừng. Trong nhiều trường hợp họ còn tham gia vào phá rừng lấy đất canh tác hoặc khai thác gỗ trái phép và săn bắt thú rừng để duy trì cuộc sống hàng ngày.

3. Nền sản xuất tự cấp tự túc, giới hạn trong hộ gia đình

Trong điều kiện phân bố dân cư không đồng đều chủ yếu tập chung ở những nơi có ruộng lúa nước, các dịch vụ gần như không phát triển, người dân có xu hướng duy trì cuộc sống tự cấp tự túc. Mỗi gia đình như một đơn vị kinh tế khép kín từ sản xuất đến lưu thông phân phối, tiêu dùng, tích luỹ. Cuộc sống tự cấp tự túc dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính đã làm giảm sự phụ thuộc và nhu cầu liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng. Nó chẳng những khơng khuyến khích q trình phân cơng lao động xã hội và q trình hình thành tương hỗ giữa các hộ gia đình mà có xu hướng tạo nên những mâu thuẫn và đẩy họ xa nhau trong quá trình cạnh tranh vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những ngun nhân chính giải thích vì sao phần lớn các tổ chức cộng đồng được thành lập đều mang tính hình thức, ít hiệu quả với thực tiễn và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

4. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp chưa phát triển Để kích thích sản xuất hàng hố thì phải có thị trường tiêu thụ. Thị trường là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất của người dân. Nhưng thị trường ở đây, đặc biệt là thị trường các loại lâm sản ngoài gỗ chưa phát triển nên khơng kích thích được sản xuất hàng hoá. Phần lớn những sản phẩm bán ra là nông sản dưới dạng nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên chất lượng thấp. Về lâm sản trừ gỗ rừng tự nhiên còn các hàng lâm sản khác gần như chưa có thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho người dân không phát triển các sản phẩm lâm nghiệp và không quan tâm nhiều đến sản xuất lâm nghiệp nói chung. Thị trường chưa phát

triển đã làm cho sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả thấp và giảm tính hấp dẫn của các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

5. Trình độ dân trí thấp và ý thức chấp hành pháp luật kém

Người dân ở đây có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số như Mường, Dao. Đó là những điều kiện làm cản trở quá trình tiếp thu kiến thức và cách thức quản lý rừng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Hạn chế về trình độ, thiếu các thơng tin nên việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất cây trồng, bảo đảm an toàn lương thực, giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài ngun rừng cịn gặp rất nhiều khó khăn.

Do trình độ hạn chế nên người dân không hiểu hết ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tài nguyên rừng. Họ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng tham gia vào các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép tài ngun rừng.

Ngồi ra, do khơng được tiếp cận đầy đủ với những tiến bộ xã hội, ít hiểu biết về chất lượng cuộc sống đang tăng lên từng ngày, họ bằng lịng với những gì mà cuộc sống của họ đang có khơng địi hỏi nhiều những liên kết cộng đồng, hay sự hỗ trợ cộng đồng có thể mang lại. Nhu cầu sinh hoạt nghèo nàn là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của những liên kết cộng đồng, trong đó có liên kết quản lý tài nguyên rừng.

6. Kiến thức bản địa chưa được phát huy

Hệ thống kiến thức bản địa phong phú nhưng còn tản mạn, chưa được hệ thống, tổng kết lại như: có người này, người kia, gia đình này, gia đình khác, người này biết, người khác không biết,…

Kiến thức bản địa chủ yếu hướng vào khai thác, sử dụng tài nguyên là chính, việc gây trồng, chăm sóc, ni dưỡng chưa được người dân quan tâm.

Kiến thức về chế biến còn thiếu: Chủ yếu là chế biến thô, sản phẩm khơng có thị trường nên khơng phát huy được tiềm năng của rừng tự nhiên.

Vì vậy để phát huy được tiềm năng to lớn của rừng tự nhiên, giúp người dân khai thác được thế mạnh của rừng trong phát triển kinh tế cần phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về rừng. Đồng thời tiến hành tổng kết, phổ biến các kiến thức bản địa, kết hợp với những kiến thức mới, những tiến bộ trong bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng, góp phần thu hút người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.

7. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển

Một trong những nguyên nhân làm cản trở sự tham gia của cộng đồng được nhận thấy trong quá trình điều tra là thiếu khuyến lâm ở địa phương. Nhiều người cho biết rằng họ không biết hỏi ai khi cần chọn loài cây lâm nghiệp, xác định kỹ thuật gieo trồng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp,… chưa có hoạt động khuyến lâm nên người dân ít được tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, chưa nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất. Do đó, chưa tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)