Những giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 91 - 109)

4.3. Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng

4.3.4. Những giải pháp về khoa học công nghệ

4.3.4.1. Chuyển giao cơng nghệ, xây dựng các mơ hình trình diễn về canh tác nơng lâm nghiệp và chăn nuôi

1. Chuyển giao khoa học công nghệ

Chuyển giao kỹ thuật sử dụng bếp đun tiết kiệm nguyên liệu như: bếp đun củi cải tiến, bếp ga sinh học nhằm giảm áp lực về nguồn nguyên liệu vào tài nguyên rừng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm từ cấp thơn nhằm tạo điều kiện nhanh chóng và dễ dàng cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên cũng như chỉ đạo sản xuất. Trang bị hệ thống máy tính tới xã và nối mạng thí nghiệm nhằm phục vụ chuyển giao cơng nghệ nhanh chóng và cập nhật, sau đó có thể nhân rộng ra các vùng lân cận.

2. Phổ biến kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại trong hoạt động canh tác nông lâm nghiệp

Sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc ở khu vực nghiên cứu cũng là đặc điểm cần quan tâm trong q trình quản lý rừng cộng đồng. Có dân tộc chỉ có vài chục hộ dân, cuộc sống cịn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó khơng thể áp dụng máy móc vào mơ hình sản xuất lâm nghiệp của dân tộc này. Tình trạng hiện nay khi phổ cập, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thường sử dụng kiến thức, kinh nghiệm từ sách vở mà ít chú ý khai thác kiến thức bản địa từ người dân. Đó là nguyên nhân làm cho một số hoạt động khuyến lâm,

khuyến nông chưa hiệu quả. Tổ chức nghiên cứu phổ cập kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại để áp dụng vào hoạt động canh tác ở các hộ gia đình như mở các lớp tập huấn ngắn hạn về chọn loại cây trồng, kỹ thuật trồng, chăn nuôi thú y, quản lý bảo vệ rừng,… Đây là một trong những yếu tố kích thích quan trọng đối với lợi ích cá nhân, thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

3. Xây dựng mơ hình chăn ni động vật hoang dã

Xây dựng các mơ hình chăn ni động vật hoang dã vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều loài thú hoang dã có giá trị kinh tế cao như: Dê, Nhím, Dúi, Thỏ, Tắc kè,… rất phù hợp gây ni ở địa phương do có mơi trường sống phù hợp và nguồn thức ăn dồi dào. Vì vậy, hỗ trợ nghiên cứu phát triển chăn nuôi động vật hoang dã sẽ là hướng đi tốt góp phần phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực vào tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Phát triển chăn nuôi động vật hoang dã không chỉ giảm áp lực của cộng đồng vào tài nguyên động vật rừng ở địa phương mà cịn tăng cường gắn kết các hộ gia đình trong quá trình sản xuất và phát triển thị trường, hình thành những tổ chức cộng đồng và luật lệ cần thiết cho phổ biến kiến thức, phòng chống dịch bệnh, ổn định thị trường… qua đó phát triển được mối liên kết của người dân với cộng đồng.

4. Xây dựng biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp

Trong quá trình trao đổi những người được phỏng vấn đã thống nhất rằng cần nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng trong hệ thống canh tác nông nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của cộng đồng vào tài nguyên rừng. Cụ thể là thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng; phịng trừ sâu bệnh; xây dựng các cơng trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp; chuyển đổi diện tích

đất ruộng một vụ thành diện tích cây cơng nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả,… sử dụng hiệu quả đất vườn tạp theo những mơ hình canh tác bền vững trên đất dốc; phát triển các loài cây đa tác dụng (Trám, Luồng…) vừa cho sản phẩm lương thực, cho gỗ củi, vừa có khả năng bảo vệ đất và nguồn nước sẽ thúc đẩy cộng đồng tham gia tích cực hơn vào phát triển rừng và các hoạt động quản lý tài nguyên nói chung.

5. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y

Kết quả thống kê cho thấy thu nhập kinh tế từ chăn ni của người dân mặc dù có tỷ trọng lớn trong kinh tế hộ gia đình nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Cịn nhiều hộ chưa tham gia chăn nuôi, nhiều hộ khác chăn ni ít hoặc phát triển cầm chừng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là dịch bệnh thường phát triển mạnh với các lồi gia súc, gia cầm. Có những bản gần như khơng chăn ni gà, ngay cả trâu bị cũng khơng đáng kể. Lý do là dịch bệnh đã tiêu diệt hết đàn gia súc, gia cầm mà họ chưa thể khơi phục được vì thiếu vốn. Nên cần phải hỗ trợ các thơn hình thành các dịch vụ về giống và kỹ thuật phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương. Đây là yếu tố phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp họ sử dụng tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học và những điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y là yếu tố tăng cường tính gắn kết cộng đồng trong bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên.

4.3.4.2. Phát triển chế biến các sản phẩm từ rừng

Cho đến nay phần lớn các sản phẩm từ rừng đều được mua bán, trao đổi dưới dạng các sản phẩm thơ nên giá trị thấp, thậm trí nhiều loại sản phẩm khơng có giá trị trên thị trường. Vì vậy, cần hỗ trợ cơng nghệ chế biến lâm sản để phát triển thị trường và tăng thu nhập cho người dân. Chế biến lâm sản không chỉ giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn giá trị kinh tế của tài nguyên rừng, tích cực hơn trong quản lý bảo vệ rừng mà cịn hỗ trợ hình thành liên

kết của các hộ gia đình với cộng đồng, giúp họ ổn định sản xuất, thúc đẩy định canh, định cư và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Những hướng quan trọng trong chế biến lâm sản ở khu vực nghiên cứu là chế biến dược thảo, chế biến tinh bột,… đây là những lĩnh vực chế biến cần phát triển trước tiên theo hướng hình thành các sản phẩm hàng hố có khối lượng nhỏ, giá trị cao, khơng địi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng với quy mô lớn.

4.3.4.3. Phát triển cơng nghệ canh tác trên đất dốc

1. Hồn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất ở địa phương:

Phân tích tình trạng sử dụng đất hiện tại đã nhận thấy còn nhiều bất cập. Trước hết người ta chưa xác định được những kiểu sử dụng đất hiệu quả nhất ở điạ phương. Trong bản đồ quy hoạch phần sườn dốc gồm đất vườn tạp, ruộng một vụ, đất rừng và đất trống chưa sử dụng. Quy hoạch như vậy chưa có tác dụng hướng dẫn người dân sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Quy hoạch chưa căn cứ đầy đủ vào tiềm năng đất của địa phương. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đặc biệt ở mức thôn bản rất cần thiết. Đây vừa là văn bản pháp lý của Nhà nước buộc mọi người phải thực hiện trong hoạt động quản lý tài nguyên vừa là tài liệu hướng dẫn cho họ quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất trước đây khơng có sự tham gia của các hộ gia đình và chính quyền thơn bản. Nhiều người khơng hiểu và do đó khơng sử dụng đất quy hoạch của xã. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất trước đây đã khơng đủ chi tiết để có thể làm cơ sở hướng dẫn người dân sử dụng đất hợp lý. Trong phương án quy hoạch cụ thể cần thể hiện được những giải pháp quản lý với từng nhóm đất, theo độ dốc, độ cao, cấp đất, khoảng cách đến khu dân cư, gần đường giao thông…

2. Xây dựng mơ hình canh tác bền vững trên đất dốc

Cần tiến hành xây dựng các mơ hình canh tác bền vững trên đất dốc, vì diện tích ruộng lúa nước ở địa phương chiếm tỷ lệ thấp. Thì canh tác lương

thực trên đất dốc là mơ hình phổ biến để bảo vệ rừng, bảo vệ đất và duy trì năng suất canh tác cần hỗ trợ việc áp dụng những công nghệ canh tác mới. Đặc biệt là cơng nghệ chống xói mịn và duy trì độ ẩm đất.

Để phát triển công nghệ canh tác trên đất dốc cần có những hoạt động nỗ lực của cộng đồng trong việc xây dựng quy ước về chuyển giao kỹ thuật, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ mọi thành viên thực hiện công nghệ canh tác, đặc biệt là việc phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp, góp phần tích cực trong việc đa dạng hố sản phẩm, nâng cao thu nhập, xố đói, giảm nghèo, phát huy hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Các xã Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn nằm ở xa trung tâm kinh tế, văn hố xã hội huyện. Khu vực gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế, địa hình đồi núi, đất sản xuất nơng nghiệp ít, nên khó khăn trong canh tác cũng như mở mang diện tích. Hệ thống sơng suối nhiều thuận lợi cho nguồn nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

2. Những đặc điểm kinh tế, xã hội và nhân văn cơ bản hiện nay ở khu vực nghiên cứu là thu nhập bình quân trên đầu người thấp, chủ yếu là sản xuất thuần nơng, nền sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, hiệu quả kinh tế của quản lý rừng và đất rừng còn rất thấp. Tập quán khai thác tài nguyên lạc hậu, trình độ văn hố thấp, kiến thức bản địa phong phú nhưng chưa được phát huy đầy đủ.

3. Hoạt động quản lý tài nguyên rừng đã có sự chuyển biến song vẫn còn lỏng lẻo, vai trò của cộng đồng còn mờ nhạt, thiếu những tổ chức và luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên. Tài nguyên đang bị khai thác triệt để mà chưa có chương trình phục hồi khiến chúng đang có nguy cơ suy thoái ngày càng nghiêm trọng hơn.

4. Nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên là nền sản xuất tự cấp tự túc giới hạn trong hộ gia đình, tập quán sản xuất lạc hậu, công nghệ chế biến nông lâm sản và thị trường tiêu thụ chưa phát triển, trình độ dân trí thấp và nhu cầu sinh hoạt cịn nghèo nàn.

5. Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể ở địa phương, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm lôi cuốn cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng ở các xã trong khu vực, trong đó có những giải pháp về quản lý rừng cộng đồng như phát triển mơ hình bộ máy quản lý rừng cộng đồng thơn, đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng nghành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng, sản xuất hàng hóa, phát triển thị trường nơng lâm sản, đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng, đầu tư hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình, và những giải pháp xã hội như đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, chính sách về thị trường nơng lâm sản. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp về khoa học công nghệ như tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ rừng, phát triển công nghệ canh tác trên đất dốc...

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Về phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan, chưa đánh giá được cụ thể được độ chính xác của các tài liệu này.

- Những số liệu thu thập bằng phương pháp có sự tham gia của người dân, kết hợp phỏng vấn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá sâu sắc hơn, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học đúng đắn hơn.

- Đề tài khơng có điều kiện so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ phù hợp với địa bàn khu vực vùng đệm của VQG Xuân Sơn.

3. Khuyến nghị

Quản lý rừng cộng đồng là vấn đề khó khăn và phức tạp, phải thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do điều kiện có hạn về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy những nghiên cứu tiếp theo nên tập chung vào một vài lĩnh vực và đề xuất những giải pháp chi tiết và cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban Châu Âu (2003), Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng, Dự án phát triển nông

thôn Sơn La- Lai Châu, Trung tâm đào tạo lâm nghiệp xã hội- Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Thông tư số 70/2007-TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Hướng dẫn xây dựng và tổ

chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thơn, Hà nội.

3. Chính phủ nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý

hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010,Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2008. Nhà xuất bản thống kê 2009, Phú Thọ.

5. D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, IUCN, Hà Nội.

6. Donovan D, Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997),

Những xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam, tập 2- Các nghiên cứu mẫu và bài học từ châu Á, trung tâm Đông Tây, trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà - Bộ phận lâm nghiệp cộng đồng (2003-2004), Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia và lập kế

hoạch quản lý rừng cộng đồng, Tài liệu dự án, Hà Nội.

8. Nguyễn Huy Dũng (1999), Báo cáo quản lý rừng cộng đồng tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, chương trình nghiên cứu quản

9. Nguyễn Quốc Dựng (2004), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tỉnh Quảng nam, Luận văn

thạc sỹ khoa học lâm nghiệp- Trường đại học lâm nghiệp, Hà Nội. 10. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, phân hội các VQG và khu

BTNT (1997), Tuyển tập báo cáo hội thảo quốc gia về sự tham gia của

cộng đồng địa phương trong quản lý các khu BTTN Việt Nam, Hà Nội.

11. Hội thảo “Mạng lưới lâm nghiệp châu Á” tổ chức tại Cao Bằng, Việt Nam (2003), Các bước lập kế hoạch và xây dựng quy ước quản lý rừng cộng

đồng. Tài liệu tham khảo.

12. Trần Ngọc Lân (chủ biên), (1999), Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo

tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Trường đại học Lâm Nghiệp (2006), Lâm nghiệp xã hội đại cương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Bá Ngãi và các cộng tác viên (2006), Quản lý rừng cộng đồng ở

Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp. Hội thảo Chính sách và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam ngày 5/6/2006, Hà Nội 15. Nhóm nghiên cứu quốc gia về quản lý rừng cộng đồng (2001), Tài liệu hội

thảo khn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam,

Hà Nội, trang 1-8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 91 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)