- Đất mặn sú vẹt: Gồm các bãi triều sú vẹt ngoài đê với diện tích khoảng 14.000 ha, chiếm 42% diện tích tự nhiên toàn huyện, đất đã đắp thành đầm, phân
4.3.1 Cấu trúc tổ thành
Tổ thành rừng là một trong những nhân tố cấu trúc rừng, là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính bền vững, tính ổn định của hệ sinh thái rừng, tổ thành phản ánh tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã. Hệ sinh thái RNM th-ờng xuyên chịu tác động của thuỷ triều, sóng biển, đất lầy thụt, độ mặn và thiếu ôxy nên thành phần thực vật của RNM đơn giản. Tuy nhiên, t-ơng tự nh- các hệ sinh thái trên cạn, RNM có thành phần khác nhau ở các điều kiện lập địa khác nhau. Các loài có biên độ sinh thái không giống nhau nên mức độ thích nghi của chúng với các điều kiện lập địa là khác nhau.
Kết quả điều tra tổ thành rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu đ-ợc trình bày ở bảng 4-3.
Bảng 4-3: Công thức tổ thành RNM ở Hoàng Tân
TT Trạng thái rừng Công thức tổ thành
1 Rừng trồng Đâng thuần loài 1,0Đa
2 Rừng trồng (Đâng + Trang) 0,5Đa+0,5T
3 Rừng tự nhiên (Đâng + Mắm) 0,8Đa+0,2M
4 Rừng tự nhiên (Sú + Đ-ớc) 0,76S+0,24Đu
* Chú thích: Đa - Đâng; Đu - Đ-ớc; M- Mắm; T - Trang; S - Sú
Số liệu ở bảng trên cho thấy tổ thành loài ở các trạng thái rừng là đơn giản. Mỗi trạng thái chỉ có 1-2 loài cây. ở trạng thái rừng 1 trồng Đâng thuần loài,; trạng thái rừng 2 trồng hỗn giao giao theo hàng hai loài Đâng và Trang với tỷ lệ 1:1 (Đâng 50% và Trang 50%).
Trạng thái rừng tự nhiên (trạng thái 3 và 4) tổ thành loài cây gồm: Đâng, Sú, Mắm, Đ-ớc, ở trạng thái rừng 3 tổ thành Đâng chiếm -u thế hơn hẳn (80%) trong khi đó Mắm chỉ chiếm 20% trong tổ thành, ở trạng thái rừng 4 trong tổ thành Sú chiếm -u thế 76%, chứng tỏ điều kiện lập địa ở đây phù hợp cho sự phát triển của Đâng và Sú hơn.
Nhìn chung, tổ thành ở các trạng thái rừng nghiên cứu là đơn giản về thành phần loài, điều này cũng dễ hiểu vì ở những nơi này th-ờng xuyên chịu tác động của sóng biển, độ mặn cao nên chỉ một số ít loài thích nghi với độ mặn cao và tác động cơ học của sóng biển mới phát triển đ-ợc.