- Đất mặn sú vẹt: Gồm các bãi triều sú vẹt ngoài đê với diện tích khoảng 14.000 ha, chiếm 42% diện tích tự nhiên toàn huyện, đất đã đắp thành đầm, phân
4.2.2. Tính chất hoá học của đất RNM
Theo các kết quả nghiên cứu của Viện điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc (2006), đất rừng ngập mặn do phù sa các sông mang từ lục địa ra, cùng trầm tích biển do thuỷ triều đ-a vào. Tính chất đất phụ thuộc vào nguồn gốc phù sa và loại trầm tích và rất dễ biến đổi d-ới ảnh h-ởng của khí hậu, thuỷ văn và các tác động địa chất. Lớp đất phủ gồm đất bùn loãng và nền đất đã kết cấu ổn định giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cây RNM. Mọi sự ô nhiễm hoặc thiếu hụt các chất dinh d-ỡng, nguyên tố vi l-ợng trong đất bùn loãng hoặc lớp đất nền đều ảnh h-ởng trực tiếp đến sự sống của quần thể sinh vật tồn tại trong bãi triều.
Theo số liệu nghiên cứu trên, ở vùng n-ớc mặn bãi triều đang bồi ngập th-ờng xuyên và ngập triều trung bình thì độ mặn n-ớc biển thay đổi theo mùa, tháng 1-2 đạt 26 – 27,5%, tháng 8 có độ mặn thấp nhất, trung bình 20,8 – 21,5%. Vùng cửa sông độ mặn xấp xỉ 10%. Lớp bùn sét mỏng (< 30cm). Trầm tích có pH trung tính (pH = 6,9 – 7,0), hàm l-ợng l-u huỳnh thấp 0,32; Nitơ tổng số 0,0217%; Phốt pho tổng số 0,125%.
Kết quả phân tích nguyên tố vi l-ợng trong đất và các nguyên tố: Cu; Pd; Zn; Cb; Cr; Co và Mn… trong các loại đất trên bãi triều cho thấy đất sét, đất sét pha cát, cát pha sét có đầy đủ các nguyên tố vi l-ợng nằm trong giới hạn có lợi cho sự phát triển của thực vật trong khu vực.