Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu Động lực làm việc của nhân viên kinh doanh tại Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà (Trang 29 - 31)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1. Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow

Abraham (Harold) Maslow (1908 – 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được thế giới biết đến qua mơ hình nổi tiếng Tháp nhu cầu. Khi nghiên cứu về động lực lao động, Maslow cho rằng con người có nhiều nhu cầu khác nhau cần được thoả mãn. Ơng chia hệ thống nhu cầu thành 5 nhóm khác nhau theo thứ tự từ nhu cầu bậc thấp đến nhu cầu bậc cao như sau:

Hình 1.1: Hệ thống nhu cầu của Maslow

- Nhu cầu sinh lý: Trong năm loại nhu cầu trên nhu cầu về sinh lý là nhu cầu

thấp nhất của con người. Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm... Khi những nhu cầu này chưa được thoả

mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.

- Nhu cầu về an toàn: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các

nội dung khác như an toàn lao động, an tồn mơi trường, an tồn nghề nghiệp… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người.

- Nhu cầu xã hội: là một trong những nhu cầu bậc cao của con người. Nhu cầu xã hội

bao gồm nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được yêu thương, sự gần gũi; thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hịa nhập, lịng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này.

- Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự

trọng và được người khác tơn trọng.

- Nhu cầu tự hồn thiện: là nhu cầu bậc cao nhất, đó là nhu cầu được phát triển, tự khẳng định mình; là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, , hoặc là nhu cầu đạt được các thành tích mới, nhu cầu sáng tạo.

Theo Maslow: Sự thoả mãn nhu cầu của các cá nhân bắt đầu từ nhu cầu thấp nhất, các nhu cầu dưới được thoả mãn thì nhu cầu trên mới xuất hiện. Nhà quản lý muốn tạo động lực cho nhân viên của họ thì trước hết nhà quản lý phải hiểu được nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, từ đó có định hướng vào sự thoả mãn nhu cầu đó của họ để chính sách tạo động lực đạt được kết quả cao nhất.

1.2.2. Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner

Học thuyết này dựa vào những cơng trình nghiên cứu của B. F. Skinner, hướng vào việc làm thay đổi hành vi của con người thông qua các tác động tăng cường. Học thuyết cho rằng những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp lại, cịn những hành vi khơng được thưởng (hoặc bị phạt) sẽ có xu hướng khơng được lặp lại. Đồng thời, khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng/phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu. Học thuyết cũng quan niệm rằng phạt có tác dụng loại trừ những hành vi ngồi ý muốn của người quản lý nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, do đó

đem lại ít hiệu quả hơn so với thưởng. Để tạo động lực lao động, người quản lý cần quan niệm đến các thành tích tốt và thưởng cho các thành tích đó. Sự nhấn mạnh các hình thức thưởng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn sự nhấn mạnh các hình thức phạt.

Một phần của tài liệu Động lực làm việc của nhân viên kinh doanh tại Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w