Hệ thống hai yếu tố của Fredeic Herzberg

Một phần của tài liệu Động lực làm việc của nhân viên kinh doanh tại Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà (Trang 31 - 32)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.3. Hệ thống hai yếu tố của Fredeic Herzberg

Theo Frederick Herzberg (1959) ông đã tiến hành phỏng vấn 203 NVKD kế toán và kỹ sư tại mỹ (việc lựa chọn hai đối tượng trên để phỏng vấn được lý giải bởi tầm quan trọng của các nghề này trong hoạt động kinh doanh ở mỹ) và ông đưa ra kết luận rằng “ Đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là khơng thỏa mãn”. Vì vậy, doanh nghiệp khơng thể mong đợi sự thỏa mãn của NVKD bằng cách đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.

Theo F. Herzberg, có hai nhóm yếu tố liên quan đến tạo động lực làm việc cho NVKD đó là yếu tố “ duy trì” và “ thúc đẩy” ( vì vậy học thuyết của F. Herzberg cịn được gọi là học thuyết hai nhóm yếu tố hay song tố).

Các yếu tố thúc đẩy hay là các yếu tố động viên như: Thành tựu, sự cơng nhận, bản thân cơng việc, tính trách nhiệm, sự tiến bộ, sự phát triển. đây là những yếu tố liên quan đến bản chất cơng việc, gắn liền với những cảm xúc tích cực, có tác dụng tạo ra sự hài lịng, thỏa mãn trong cơng việc. tuy nhiên, nếu thiếu vắng các yếu tố này thì NVKD vẫn có thể làm việc được nhưng họ sẽ biểu lộ sự khơng hài lịng và thiếu sự thích thú làm việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần.

Các yếu tố duy trì là những yếu tố cơ bản trong tổ chức như: Chính sách của tổ chức, sự giám sát trong công việc, lương, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên. Tập hợp các yếu tố trong nhóm này chỉ có tác dụng duy trì trạng thái làm việc bình thường. Mọi NVKD đều mong muốn nhận được mức tiền lương.

xứng với sức lực của họ, công ty được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc của họ được thoải mái. Khi các yếu tố này được thỏa mãn, đơi khi họ cho đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu khơng có chúng, họ sẽ trở nên bất mãn và hiệu suất làm việc giảm sút.

Theo Herzberg, thay vì cố gắng cải thiện yếu tố duy trì, nhà quản trị nên gia tăng yếu tố thúc đẩy nếu muốn có sự hưởng ứng tích cực của NVKD.

F. Herzberg đưa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo động lực. Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong công việc thành hai nhóm:

Nhóm 1 bao gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc như: Sự thành đạt, Sự thừa nhận thành tích, Bản chất bên trong của cơng việc, Trách nhiệm lao động, Sự thăng tiến. Đó là các yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của NVKD. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ tạo nên động lực và sự thỏa mãn trong công việc.

Nhóm 2 bao gồm các yếu tố thuộc về mơi trường tổ chức như: Các chính sách và chế độ quản trị của công ty, Sự giám sát công việc, Tiền lương, Các quan hệ con người, Các điều kiện làm việc. Theo Herzberg, nếu các yếu tố này mang tính chất tích cực thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự khơng thỏa mãn trong công việc. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng sự hiện diện của chúng thì khơng đủ để tạo ra động lực và sự thỏa mãn trong công việc. Học thuyết này chỉ ra được một loạt các yếu tố tác động tới động lực và sự thỏa mãn của NVKD, đồng thời cũng gây được ảnh hưởng cơ bản tới việc thiết kế và thiết kế lại công việc ở nhiều công ty. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phê phán rằng học thuyết này khơng hồn tồn phù hợp với thực tế vì trên thực tế, đối với một NVKD cụ thể, các yếu tố này hoạt động đồng thời chứ không tách rời nhau như vậy.

Một phần của tài liệu Động lực làm việc của nhân viên kinh doanh tại Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w