được cân đối nhịp nhàng, sử dụng hợp lý sức lao động, vật tư và tiền vốn vào xây dựng, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ thi công.
- Kế hoạch tác nghiệp là căn cứ để tổ chức giao khoán cho các đơn vị sản xuất cơ sở như khoán tiền lương, khoán sản lượng, khoán chi phí, khoán thời gian cho các tổ đội sản xuất, là động lực kích thích để các đơn vị thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch của xí nghiệp.
- Kế hoạch tác nghiệp là căn cứ để các đơn vị sản xuất cơ sở thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nội bộ nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, cho tổ đội và cho doanh nghiệp.
4.5.1.2. Phân loại kế hoạch tác nghiệp a, Theo đối tượng giao kế hoạch - Kế hoạch của các tổ đội xây lắp
- Kế hoạch của các đơn vị sản xuất phụ, phụ trợ - Kế hoạch vận chuyển của đơn vị vận chuyển
b, Theo thời gian lập kế hoạch tác nghiệp
- Kế hoạch tháng - Kế hoạch tuần, kỳ - Kế hoạch hàng ngày.
4.5.1.3. Căn cứ lập kế hoạch tác nghiệp
- Các chỉ tiêu và nhiệm vụ hàng năm, hàng quý.
- Tiến độ thi công hàng năm từng hạng mục công trình đã được duyệt. - Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của các kỳ trước.
92 - Hồ sơ thiết kế, dự toán
- Thiết kế tổ chức thi công chi tiết.
- Các số liệu về kế hoạch cung cấp vật tư và nhân lực - Định mức lao động, vật liệu, máy thi công.
4.5.1.4. Nội dung kế hoạch tác nghiệp
1. Kế hoạch công tác xây lắp và đưa công trình vào hoạt ñộng. 2. Kế hoạch lao động tiền lương.
3. Kế hoạch nhu cầu và cân đối vật tư, xe máy chủ yếu. 4. Kế hoạch chi phí sản xuất hoặc kế hoạch giá thành. 5. Kế hoạch nhu cầu vốn lưu ñộng.
Ngoài ra, khi cần thiết phải lập kế hoạch tác nghiệp cơ giới hóa thi công và kế hoạch vận chuyển. Kế hoạch của công ty được lập ra bằng cách tổng hợp các chỉ tiêu tương ứng của kế hoạch tác nghiệp của các tổ đội sản xuất và kế hoạch của các cơ sở sản xuất phụ.
Trong quá trình tổng hợp để lập kế hoạch của công ty cần phải xét đến mối liên hệ chặt chẽ giữa kế hoạch của các tổ đội sản xuất, các xí nghiệp phụ thuộc và phải tiến hành chặt chẽ các kế hoạch này với kế hoạch cung cấp vật tư. Khi tổng hợp cần đặc biệt chú ý bảo đảm sử dụng nhân lực, vật tư hợp lý nhất và tập trung tối đa cho những hạng mục quan trọng.
4.5.1.5. Trình tự lập và giao kế hoạch tác nghiệp
a, Kế hoạch tác nghiệp tháng
Bước 1: Hàng tháng, vào ngày 20, phòng kỹ thuật kế hoạch của công ty căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch 20 ngày và dự kiến hiện kế hoạch 10 ngày cuối tháng, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của công ty mà định ra nhiệm vụ kế hoạch tháng sau cho từng đội sản xuất đối với từng công trình để trình giám đốc công ty.
Bước 2: Sau khi nhận nhiệm vụ của công ty, đội trưởng cùng các cán bộ kỹ thuật, kế hoạch và các đội trưởng nghiên cứu, bàn bạc tìm các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành khối lượng công tác, tiến độ, chất lượng với hiệu quả cao nhất. Đồng thời đội trưởng tiến hành giao nhiệm vụ sản xuất cho các tổ sản xuất.
Tổ trưởng có trách nhiệm trước đội trưởng về nhiệm vụ sản xuất của tổ mình, cùng các tổ viên tìm các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch được giao.
Bước 3: Đội trưởng tập hợp kế hoạch các tổ và cân đối chung cho toàn đội lập thành kế hoạch tác nghiệp của đội mình và gửi về công ty.
Bước 4: Sau khi nhận được kế hoạch của các đội gửi lên, phòng kỹ thuật kế hoạch sẽ tổng hợp và cân đối chung cho toàn công ty, sẽ đề ra biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của công ty và trình giám đốc công ty duyệt. Giám đốc là người chịu trách nhiệm duyệt kế
93 hoạch và chính thức giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đội.
Khi điều kiện và tình hình thi công thay đổi, thì phải tiến hành điều chỉnh theo trình tự trên.
b, Kế hoạch tác nghiệp tuần kỳ và hàng ngày
Hàng tháng cứ đến ngày 09, 19, 29 căn cứ vào khối lượng công tác đã thực hiện và ước tính khối lượng thực hiện của ngày sau, mà đội trưởng tiến hành xây dựng kế hoạch công tác tuần, kỳ của ñội trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất đã được giao.
Kế hoạch tác nghiệp tuần, kỳ do đội lập và quản lý và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của phòng kế hoạch của công ty.
Kế hoạch tác nghiệp tuần, kỳ của đội do kỹ thuật viên, nhân viên kế hoạch kiêm thống kê của đội phối hợp lập và giao nhiệm vụ cho các tổ dưới sự chỉ đạo của đội trưởng.
Kế hoạch tác nghiệp tuần, kỳ và ngày rất quan trọng, là cơ sở để hạch toán cuối tuần, kỳ, để phân tích tình hình thực hiện tiến độ hàng ngày, để tính năng suất lao động, phân tích tình hình sử dụng nhân lực, vật tư, vật liệu...
4.5.2. Tổ chức điều độ trong xây dựng
4.5.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của công tác điều độ thi công
a, Khái niệm
Điều độ là hình thức lãnh đạo tập trung toàn bộ quá trình thi công từ một địa điểm cố định, thông qua các báo cáo thường xuyên về tình hình thi công ở các địa điểm của công trường bằng các phương tiện thông tin: điện thoại, fax…
Hình thức điều độ thường tổ chức trên những công trường thi công lớn có nhiều đơn vị tham gia, có nhiều thiết bị máy móc, phương tiện hoạt động.
b, Ý nghĩa
- Tổ chức công tác điều độ tốt sẽ tạo điều kiện nâng cao các chỉ tiêu về tổ chức sản xuất xây dựng - Trạm điều độ là nơi tập trung những thông tin cập nhật hàng ngày về tình hình sản xuất, xử lý thông tin và giúp lãnh đạo ra những quyết định kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành một cách nhịp nhàng, thông suốt.
4.5.2.2. Nhiệm vụ của công tác điều độ
- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ thi công theo kế hoạch tác nghiệp đã đặt ra. - Tìm biện pháp đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục.
- Tập trung và điều chuyển tài nguyên cho thi công giữa các đơn vị tham gia thi công nhằm đảm bảo tiến độ thi công.
- Kiểm tra đảm bảo mối liên hệ giữa các bộ phận tham gia thi công, giải quyết các vấn đề phát sinh trên công trường.
94 -Đảm bảo công tác vận tải cho các đơn vị thi công, giữ vững nhịp điệu của các khâu liên quan phục vụ cho sản xuất chính.
4.5.2.3. Tổ chức trạm điều độ thi công
Trạm điều độ thường có 1 chủ nhiệm và 2-3 điều độ viên trực ban có trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức thi công và trình độ quản lý sản xuất.
- Chủ nhiệm điều độ chỉ đạo quá trình thi công dựa trên phân tích quá trình thi công trong 1 ca, ngày đêm hoặc 1 thời gian dài trước đó. Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị để thủ trưởng ra các quyết định. Chủ nhiệm điều độ tiếp thu những chỉ thị truyền đạt đến các địa điểm và các đơn vị thi công.
- Các điều độ viên trực ban có nhiệm vụ:
+ Tổng hợp các báo cáo về quá trình thi công và lên các biểu bảng, bản đồ cần thiết
+ Truyền đạt trực tiếp xuống các đơn vị cơ sở về các quyết định lãnh đạo thi công của chủ nhiệm điều độ hoặc thủ trưởng.
+ Giải quyết các vấn đề nghiệp vụ, các vấn đề cụ thể sau khi có ý kiến của thủ trưởng đơn vị như huy động, điều phối, điều chỉnh lao động, xe máy và vật tư hàng ngày.
+ Có thể thay mặt chủ nhiệm điều độ khi vắng mặt
+ Định kỳ hàng tháng, quý phải xuống các đơn vị cơ sở và đi hiện trường để nắm tình hình và phát hiện vấn đề.
4.5.2.4. Các phương pháp điều độ sản xuất
a, Phương pháp kiểm tra sản xuất
Nộidung:
+ Xác định đầy đủ kết quả sản xuất của từng bộ phận tham gia sản xuất với đầy đủ các chỉ tiêu: khối lượng, chất lượng công tác thực hiện, lượng tiêu hao vật tư lao động...
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật, công nghệ thi công, tiến độ thi công và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong kỳ kế hoạch.
+ Kiểm tra sự đảm bảo tính cân đối giữa các yếu tố sản xuất, giữa các công đoạn, phát hiện những nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân đối sản xuất.
+ Kiểm tra tình hình chấp hành mệnh lẹnh sản xuất ở các bộ phận, chấp hành quy trình công nghệ thi công và chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu của công tác kiểm tra sản xuất là phải tiến hành thường xuyên, khách quan, đánh giá đúng kết quả sản xuất, phát hiện được các sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
b, Phương pháp dự đoán
Trong công tác ñiều độ sản xuất sử dụng chủ yếu là phương pháp dự đoán ngắn hạn. Có ba phương pháp thường sử dụng. Dự đoán theo suy diễn, dự đoán từ trực quan và kinh nghiệm, dự
95 đoán theo tính toán bằng phương pháp toán học. Trước khi dự đoán cần thực hiện các công việc sau:
+ Thu thập đầy đủ các số liệu có liên quan đến đối tượng dự báo.
+ Phân tích những khả năng về xu hướng phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai. + Kết luận và đưa ra phương án quyết định.
Nội dung của công tác dự đoán trong điều độ sản xuất:
+ Dự đoán khả năng thực hiến tiến độ sản xuất trong thời gian sắp tới của từng đơn vị, bộ phận.
+ Dự đoán khả năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất còn lại của các bộ phận trong toàn đơn vị + Dự đoán về khả năng thực hiện các định mực tiêu hao vật tư, máy móc thiết bị, lao động nhằm chỉ ra những khó khăn, thuận lợi có thể xảy ra trong thời gian tới.
+ Dự kiến những biện pháp tổ chức kỹ thuật, phương án tổ chức thi công, những quyết định phải thực hiện trong thời gian tới để khắc phục những khó khăn có thể xảy ra đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch tác nghiệp của đơn vị.
c, Tổ chức công tác điều độ sản xuất
Tổ chức điều độ sản xuất hay còn gọi là điều khiển sản xuất là hình thức tác động đến hoạt động sản xuất nhằm loại bỏ những sai lệch xuất hiện trong quá trình thực hiện sản xuất so với nhiệm vụ kế hoạch đặt ra. Nghĩa là nhằm kiểm tra kết quả sản xuất so với tiến độ đã đề ra. Khi cần thiết phải điều tiết tiến trình thực hiện, xử lý những hiện tượng biến động trong quá trình thực hiện, giải quyết những trở ngại nảy sinh và những tình huống mới xuất hiện mà khi vạch kế hoạch thực hiện chưa lường hết được.
Phương pháp điều khiển tiến độ:
Trong thực tế không phải lúc nào tiến trình thực hiện của các hoạt động cunggx hoàn thành như kế hoạch đã lập ra. Trong quá trình triển khai kế hoạch tiến độ cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện để có biện pháp điều khiển kịp thời nhằm đảm bảo cho việc triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch tiến độ đặt ra.
Để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, sử dụng hệ số căng thẳng của công việc: K
cltt clkh dtkt t K t t = +
tcltt: thời gian còn lại thực tế của công việc tính theo khối lượng công tác còn lại. tclkh: thời gian còn lại theo kế hoạch của công việc
tdtkt: thời gian dữ trữ kết thúc muộn
Công việc nào có hệ số căng thẳng lớn sẽ được ưu tiên để điều chỉnh trước. Nếu: K=1: thực hiện theo đúng kế hoạch, không cần điều chỉnh
96 K<1: thực hiện nhanh hơn so với kế hoạch
K>1: thực hiện chậm hơn so với kế hoạch, cần phải điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh:
Trước khi điều chỉnh cần cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu hệ số căng thẳng của công việc đang xét không lớn quá 10% (K<1,1) thì không nhất thiết phải điều chỉnh.
- Nếu có nhiều công việc có mức độ căng thẳng (K>1) thì ưu tiên điều chỉnh công việc nào có hệ số căng thẳng lớn nhất.
Sau khi xác định được mức độ căng thẳng của các công việc, tiến hành điều chỉnh theo một trong các cách sau:
+ Tổ chức lại lực lượng sản xuất để thực hiện công việc: sắp xếp và điều chỉnh lại vị trí làm việc của máy móc và công nhân ở những công việc có hệ số căng thẳng K>1. Nếu thực hiện theo phương pháp này có thể không phải tăng thêm lực lượng và chi phí.
+ Điều động nguồn lực từ bên trong: điều động nguồn lực từ những công việc có khả năng hoàn thành sớm so với kế hoạch đến tăng cường cho hoạt động không có khả năng hoàn thành kế hoạch.
+ Bổ sung lực lượng và nguồn lực từ bên ngoài: điều động thêm từ nơi khác tập trung vào công việc găng để có thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện cho phù hợp với kế hoạch tiến độ.
+ Đẩy nhanh tiến trình thực hiện các công việc: tức là triển khai thực hiện những công việc có thời gian dữ trữ bắt đầu sớm hơn so với dự kiến ban đầu.
+ Điều chỉnh lại kế hoạch tiến độ: tính toán và thiết kế lại kế hoạch tiến độ thi công để thực hiện thi công các công việc trong điều kiện không còn biện pháp hữu hiệu và phải kéo dài thời gian thi công. Biện pháp này ít sử dụng, chỉ sử dụng khi thật cần thiết hoặc không còn giải pháp nào tốt hơn.