a, Khái niệm:
- Đường trong SĐM (tiến trình) là đường bao gồm các công việc kế tiếp nhau nằm trên đường nối từ sự kiện bắt đầu đến sự kiện hoàn thành. Chiều dài của đường (thời gian tiến trình) là tổng thời gian thực hiện từng công việc nằm trên đường đó.
Đường găng: Là đường có chiều dài thời gian lớn nhất đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện hoàn thành. Thời gian thực hiện đường găng chính là thời gian thực hiện dự án đã lập thep phương pháp sơ đồ mạng.
Các công việc nằm trên đường găng là các công việc găng.
b, Đặc điểm và ý nghĩa của đường găng
- Là đường có chiều dài thời gian lớn nhất đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện hoàn thành, trên đó chỉ gồm các công việc không có dự trữ thời gian.
45 - Các công việc nằm ngoài đường găng là các công việc không găng, nếu các công việc này sử dụng hết thời gian dữ trữ toàn phần thì chúng sẽ trở thành công việc găng.
- Trong quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ được lập theo phương pháp SĐM cần chú ý: Nhằm vào đường găng để khống chế tổng tiến độ hoặc tìm cách giảm thời gian thực hiện kế hoạch tiến độ.
Nhằm vào các đường không găng để tìm giải pháp tiết kiệm hoặc sử dụng hợp lý các nguồn lực.
c, Phương pháp xác định đường găng
Bước 1: Vẽ sơ đồ mạng theo mối quan hệ trình tự giữa các công việc của quá trình thi công. Bước 2: Xác định thời gian thực hiện dự tính của từng công việc.
Bước 3: Xác định số lượng tiến trình (số lượng đường) và tính thời gian thực hiện của từng tiến trình trong sơ đồ mạng.
Bước 4: Xác định đường găng và thời gian của đường găng.
Bước 5: Xác định các công việc trên đường găng và biểu diễn các công việc này bằng nét đậm
d, Hệ số găng của đường: Kg
Để đánh giá mức độ chênh lệch về thời gian của các đường không găng so với đường găng.
( ) ( ) ( ) L Vg L g g Vg L T T K T T - = - Trong đó:
T(L): Độ dài thời gian của đường L đang xét.
TVg(L): Thời gian thực hiện các công việc găng nằm trên đường L.
Tg: Thời gian của đường găng
46 + Xác định hệ số găng của đường 2-5
Theo số liệu đã cho ta vẽ được SĐM sau:
- Xác định số lượng các đường và thời gian thực hiện từng tiến trình: + Đường 1: 1-2-4-6: 12 tháng
+ Đường 2: 1-2-4-5-6: 11 tháng. + Đường 3: 1-2-5-6: 12 tháng. + Đường 4: 1-2-3-5-6: 13 tháng. + Đường 4: 1-3-5-6: 12 tháng
- Xác định đường găng: Đường 1-2-3-5-6 có thời gian thực hiện lớn nhất nên đây chính là đường găng.
- Các công việc trên đường găng: 1-2, 2-3, 3-5, 5-6. Hệ số găng của đường 2-5:
( ) ( ) ( ) 12 8 0,8 13 8 L Vg L g g Vg L T T K T T - - = = = - -
T(L): công việc 2-5 nằm trên đường 1-2-5-6 nên T(L)= 12 tháng
TVg(L): các công việc găng nằm trên đường 1-2-5-6 là 1-2, 5-6 nên TVg(L) = 5+3 = 8 tháng. Tg = 13 tháng.
47 Trong trường hợp số lượng công việc trong SĐM quá lớn thì việc xác định đường găng được tiến hành như sau:
Bước 1: Vẽ sơ đồ mạng theo mối quan hệ trình tự giữa các công việc của quá trình thi công. Các đỉnh (nút) của SĐM được chia làm 4 phần. Góc trên cùng ghi số thứ tự của sụ kiện, góc trái ghi thời điểm sớm nhất của sự kiện (TS
i), góc phải ghi thời điểm muộn của sự kiện (TM i). Bước 2: Xác định thời gian thực hiện dự tính của từng công việc.
Bước 3: Tính thời điểm sớm nhất (TS
i) của các sự kiện theo thứ tự từ sự kiện xuất phát đến sự kiện hoàn thành.
Bước 4: Tính thời điểm muộn nhất (TM
i) của các sự kiện theo thứ tự từ sự kiện hoàn thành thi công đến sự kiện xuất phát.
Bước 5: Xác định đường găng bằng cách nối các sự kiện (nút) có TS i = TM
i
- Tính thời điểm sớm nhất của sự kiện: Sự kiện 1: TS 1 = 0. Sự kiện 2: TS 2 = TS1+t12 = 0+5 = 5 tháng. Sự kiện 3: TS 3 = max (0+6;5+2) = 7. Sự kiện 4: TS 4 = 5+3 =8. Sự kiện 5: TS 5 = max(7+3;5+4;8+0) =10. Sự kiện 6: TS 6 = max(10+3;8+4)=13. - Tính thời điểm muộn nhất của sự kiện: Sự kiện 6: TM 6 = TS6=13 tháng Sự kiện 5: TM 5 = TS 6 - t56 = 13-3 = 10 tháng Sự kiện 4: TM 4= min(13-4;10-0) =9 Sự kiện 3: TM 3= 10-3= 7 Sự kiện 2: TM 2= min(7-2;9-3;10-4) =5 Sự kiện 1: TM 1= min(5-5;7-6) = 0 - Đường găng: 1-2-3-5-6.