D A= A1+ A
b, Sản xuất phụ
Là những hoạt ñộng sản xuất của doanh nghiệp mà sản phẩm làm ra không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất chính. Đó là những quá trình sản xuất bộ phận của doanh nghiệp được tổ chức ra nhằm gia công, chế biến tận dụng phế liệu, phế thải của quá trình sản xuất chính thành những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Mục đích của sản xuất phụ trong ñơn vị xây dựng trước hết là nhằm tận thu phế liệu phế thải của quá trình sản xuất chính, hoặc tận dụng công suất của máy móc, thiết bị và lao động dư thừa nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức xây dựng giao thông có các hình thức tổ chức sản xuất phụ như sau:
+ Tổ chức sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội mà các hoạt động sản xuất này có công nghệ sản xuất giống công nghệ của sản xuất chính (sản xuất vật liệu xây dựng, các mặt hàng cơ khí, dịch vụ xây dựng ...) nhằm tận dụng trang bị kỹ thuật sẵn có và lao động dư thừa của tổ chức xây dựng.
+ Tổ chức sản xuất các mặt hàng không có quan hệ trực tiếp với sản xuất chính, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao ñộng.
4.1.4.2. Tổ chức khai thác vật liệu xây dựng
Trong xây dựng giao thông các tổ chức xây dựng thường có những hoạt động sản xuất phụ như khai thác vật liệu, sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm (khai thác cát, đá, sản xuất các cấu kiện bê tông, sản xuất nhũ tương, bê tông nhựa) để phục vụ sản xuất của đơn vị mình và cung cấp cho nhu cầu thị trường.
Có thể hiểu hoạt động này là sản xuất phụ hay phụ trợ tùy thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nó. Nếu sản phẩm của nó chỉ sử dụng cho hoạt động sản xuất chính thì đó là hoạt động sản xuất phụ trợ. Nếu sản phẩm của nó phục vụ cho nhu cầu của thị trường thì đó là hoạt động sản xuất phụ.
Trước khi tiến hành tổ chức khai thác hoặc sản xuất vật liệu xây dựng cần phải tiến hành xây dựng nhiều phương án có thể, từ đó lựa chọn ra phương án hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện
65 của đơn vị.
Việc so sánh, đánh giá, lựa chọn phương án khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng cần phải ñược xem xét một cách toàn diện về các mặt kinh tế - xã hội. Đặc biệt phải so sánh giữa phương án tự tổ chức khai thác với phương án đi mua của đơn vị sản xuất chuyên nghiệp.
4.1.5. Tổ chức giao thông trên công trường
a, Ý nghĩa tổ chức giao thông trên công trường
Khi xây dựng công trình giao thông cần phải vận chuyển khối lượng lớn nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện, thiết bị máy móc đến địa điểm xây dựng công trình.
Vì vậy, phần lớn các công trình xây dựng mới đều phải xây dựng cầu, đường tạm phục vụ cho thi công.
Đặc điểm cầu tạm, đường tạm: - Có thời gian sử dụng không lớn.
- Giá trị của nó không làm tăng giá trị sử dụng công trình nhưng lại làm tăng giá trị công trình chính.
b, Yêu cầu ñối với cầu đường tạm
Khi xây dựng cầu, đường tạm phải đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sau:
- Đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật cho quá trình vận chuyển phục vụ thi công. - An toàn cho người, xe, hàng hóa trong quá trình khai thác.
- Các giải pháp xây dựng cầu, đường tạm không ảnh hưởng đến quá trình thi công. - Chi phí xây dựng và chi phí khai thác cầu, đường tạm nhỏ.
c, Phân loại đường tạm
Theo tính chất sử dụng, đường tạm gồm hai loại:
- Đường công vụ
Là tuyến đường nối từ đường công cộng vào địa điểm thi công công trình nhằm phục vụ vận chuyển vật liệu, cấu kiện, thiết bị máy móc phục vụ thi công. Đường công vụ thường phải xây dựng khi thi công những đoạn đường, công trình mới chưa có đường giao thông đến địa điểm xây dựng công trình.
- Đường tránh
Là đường được xây dựng theo dọc tuyến thi công nhằm đảm bảo cho giao thông công cộng hoạt ñộng bình thường không ảnh hưởng đến quá trình thi công xây dựng. Đường tránh thường được xây dựng khi phải sửa chữa, cải tạo nâng cấp công trình đang khai thác.
Khác với ñường công vụ, đường tránh ngoài việc phục vụ cho nhu cầu lưu thông công cộng mà còn phục vụ cho quá trình thi công.
66 vụ.
Cầu tạm: Cầu tạm là cầu nằm trên đường tạm
d, Các phương án đường tạm
Các phương án ñường tạm bao gồm: Tận dụng đường sẵn có hoặc xây dựng đường tạm mới.
- Tận dụng đường sẵn có
Tận dụng đường sẵn có trong khu vực để làm đường tạm được ưu tiên trong khi lựa chọn các phương án đường tạm.
Khi sử dụng cac tuyến đường sẵn có, ta thường gặp các trường hợp sau:
+ Các tuyến đường sẵn có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chúng ta có thể sử dụng làm đường tạm mà không cần gia cố hoặc sửa chữa, nâng cấp.
+ Sửa chữa hoặc cải tạo đường sẵn có theo yêu cầu sử dụng để khai thác sử dụng trong quá trình thi công.
Khi tận dụng đường đã có để làm đường tạm phải đảm bảo hai yêu cầu:
+ Chất lượng đường cũ sau khi sử dụng phục vụ thi công công trình vẫn bảo đảm chất lượng như trước khi sử dụng.
+ Tổng chi phí cho việc cải tạo, sửa chữa và chi phí khai thác theo phương án tận dụng đường sẵn có phải nhỏ hơn tổng chi phí xây dựng và khai thác của tuyến đường mới dự định xây dựng.
Khi tận dụng đường cũ sẵn có ñể làm đường tạm phải đưa ra các phương án có thể, trong đó có các phương án tận dụng đường sẵn có và phương án xây dựng đường tạm mới để so sánh. Việc so sánh lựa chọn phương án đường tạm có thể so sánh theo biểu thức sau:
KCT + CKT + CVC < K’XD + C’KT + C’VC
Trong đó:
KCT: Chi phí cho việc cải tạo, hoặc sửa chữa, gia cố đường sẵn có để đáp ứng yêu cầu sử dụng phục vụ cho quá trình thi công.
K’XD: Chi phí xây dựng cho phương án xây dựng đường tạm mới.
CKT; C’KT: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình khai thác của phương án tận dụng tuyến ñường cũ sẵn có và của phương án xây dựng mới. Chi phí này phụ thuộc vào loại đường, chiều dài đoạn đường và định mức chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cho một Km đường trong quá trình khai thác.
CVC; C’VC : Chi phí vận chuyển phục vụ quá trình thi công xây dựng công trình của phương án tận dụng đường sẵn có và phương án xây dựng đường tạm mới. Chi phí này phụ thuộc vào khối lượng cần vận chuyển, loại hàng vận chuyển và chi phí vận chuyển cho một
67 đơn vị khối lượng vận chuyển.
Nếu biểu thức trên thỏa mãn thì phương án tận dụng đường sẵn có được chọn để làm đường tạm. Ngược lại phải tiến hành xây dựng đường tạm mới.
4.2. Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật
4.2.1. Khái quát chung về vật tư kỹ thuật
a, Khái niệm vật tư kỹ thuật
Vật tư kỹ thuật bao gồm những tư liệu sản xuất cần thiết để tiến hành quá trình sản xuất của đơn vị xây dựng. Vật tư kỹ thuật bao gồm: Vật liệu xây dựng; nhiên liệu, năng lượng; cấu kiện, bán thành phẩm; máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị thi công.
b, Ý nghĩa công tác cung ứng vật tư kỹ thuật
Cung ứng vật tư kỹ thuật là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và trong hoạt động xây dựng. Giá trị vật tư kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nếu tổ chức tốt công tác cung ứng vật tư kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cũng như đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình.
c, Yêu cầu công tác cung ứng vật tư kỹ thuật
- Công tác cung ứng vật tư kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu cho quá trình sản xuất xây dựng về số lượng, chất lượng, và tiến độ cung cấp.
- Công tác cung ứng vật tư kỹ thuật phải đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, đồng bộ cho thi công, không để xảy ra hiện tượng ngừng sản xuất do thiếu vật tư.
- Việc tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật phải đảm bảo sao cho chi phí vật tư là nhỏ nhất. Chi phí vật tư cho thi công bao gồm: chi phí mua, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vật tư.
d, Nhiệm vụ công tác cung ứng vật tư kỹ thuật
- Xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho thi công công trình theo đúng tiến độ thi công và nhu cầu vật tư dự trữ.
- Xác ñịnh nguồn cung ứng vật tư, làm các thủ tục đặt hàng, ký kết hợp đồng, tổ chức vận chuyển theo yêu cầu của tiến độ thi công.
- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vật tư kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao vật tư, thu hồi vật liệu thừa và phế liệu, xử lý vật liệu tồn kho, thanh lý các thiết bị máy móc không sử dụng, hư hỏng không sửa chữa được nữa.
4.2.2. Xác định nhu cầu vật tư
4.2.2.1. Các loại nhu cầu vật tư
Để quá trình sản xuất xây dựng được tiến hành bình thường, nhu cầu vật tư bao gồm:
- Nhu cầu sử dụng vật tư cho sản xuất: Nhu cầu sử dụng vật tư cho sản xuất là lượng vật tư cần thiết tối thiểu để cho đơn vị thi công có thể tiến hành thi công theo đúng kế hoạch tiến độ
68 đề ra.
- Nhu cầu dự trữ vật tư cho sản xuất: Là lượng vật tư dự trữ cần thiết tối thiểu để cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đều đặn trong các trường hợp:
+ Do tăng năng suất lao động của tổ công tác mà khối lượng công tác thực hiện trong ngày tăng lên, đồng thời cũng làm tăng nhu cầu sử dụng vật tư so với dự kiến ban đầu.
+ Công tác tổ chức cung ứng vật tư không diễn ra theo kế hoạch ban đầu do nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan gây nên.
4.2.2.2. Xác định nhu cầu sử dụng vật tư cho sản xuất
Dựa vào kế hoạch sản xuất hoặc kế hoạch tiến độ thi công có thể xác định được nhu cầu sử dụng vật tư cần thiết trên cơ sở thời gian thi công và mức tiêu dùng vật tư bình quân cho một đơn vị thời gian
4.2.2.3. Nhu cầu dữ trữ vật tư cho thi công
Trong thực tế hoạt động XD, không thể tất cả các loại vật tư đều có sẵn trên thị trường và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của DN. Mặt khác trong quá trình thi công không thể ngày nào, nếu cần loại vật tư nào thì tiến hành mua loại đó vì làm như vậy sẽ dễ gây ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư. Ngược lại cũng không thể nào mua toàn bộ vật tư một lần để dùng cho kỳ kế hoạch, làm như vậy sẽ làm ứ đọng vốn, làm tăng chi phí xây dựng kho bãi và chi phí bảo quản vật tư. Để tránh bất hợp lý đó cần tính toán khối lượng dữ trữ vật tư phù hợp để đảm bảo tiến độ thi công, tránh thất thoát lãng phí.