a, Theo chỉ tiêu điều hòa nhu cầu nguồn lực
Bước 1: Thiết lập SĐM xuất phát.
Bước 2: Tính toán đường găng và kiểm tra điều kiện giới hạn về tiến độ thi công. Bước 3: Biểu diễn các công việc và mối quan hệ giữa chúng lên hệ trục tọa độ:
Trục hoành biểu thị thời gian thực hiện các công việc, trục tung biểu thị các tiến trình và các công việc tự do nằm trên các tiến trình đó theo nguyên tắc sau:
- Đường găng được đặt lên trục hoành.
- Các công việc tự do thuộc các tiến trình được đặt lên phía trên trục hoành theo quy tắc: + Các tiến trình có thời gian thực hiện ngắn dần được biểu diễn lần lượt theo thứ tự từ dưới lên trên.
+ Các công việc thuộc tiến trình được biểu diễn bằng đường mũi tên nét liền, thẳng hàng, song song với trục hoành, thời gian dự trữ của công việc được biểu diễn bằng nét đứt.
49 Bước 4: Chất tải loại nguồn lực cần hợp lý hóa lên phía dưới trục hoành.
Bước 5: Kiểm tra điều kiện giới hạn về cung cấp nguồn lực. Bước 6: Tối ưu hóa kế hoạch tiến độ thi công.
Sử dụng thời gian dự trữ của công việc không găng để điều chỉnh thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc các công việc đó để khắc phục các đỉnh lồi, hốc lõm hoặc các điều kiện khống chế nhằm hợp lý hóa về điều hòa nhu cầu nguồn lực.
Nhu cầu nguồn lực được gọi là hợp lý khi nó thỏa mãn các điều kiện sau: - Nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng cung cấp.
- Nhu cầu sử dụng đảm bảo hợp lý về việc tổ chức cung cấp nguồn lực
Nhu cầu nguồn lực thời gian đầu tăng dần đến khoảng giữa của thời gian thực hiện sau đó giảm dần đến thời kỳ kết thúc xây dựng, không có sự tăng giảm đột biến trong khoảng thời gian ngắn.
Ví dụ: Có số liệu kế hoạch tiến độ dự kiến trong bảng, thời gian thực hiện cho phép 14 tháng. Khả năng cung cấp nguồn lực lớn nhất không quá 60 đơn vị. Tối ưu hóa SĐM theo chỉ tiêu điều hòa nguồn lực.
50 Bước 2: Xác định đường găng và kiểm tra điều kiện giới hạn.
Đường găng: 1-2-3-5-6.
Chiều dài đường găng: 14 tháng thỏa mãn điều kiện giới hạn: Tg < =[T] Bước 3: Biểu diễn lên hệ trục tọa độ phẳng ( SĐM cải tiến).
Bước 4: Chất tải nguồn lực lên sơ đồ mạng cải tiến
Bước 5: Kiểm tra điều kiện giới hạn về cung cấp nguồn lực
Điều kiện giới hạn: Nhu cầu nguồn lực cao nhất vào tháng 7 là 60 đơn vị, đảm bảo điều kiện giới hạn.
Điều kiện điều hòa nguồn lực:tháng 6, tháng 7, tháng 11, tháng 12 là các tháng không điều hòa về nhu cầu cần phải điều chỉnh.
51 Căn cứ vào thời gian dự trữ của các công việc tự do để điều chỉnh: công việc 1-3 và 3-4 lùi lại một tháng so với phương án ban đầu.
b, Theo chỉ tiêu thời gian và chi phí
+ Khi lập tiến độ thi công và điều khiển quá trình thi công, thường phải rút ngắn thời gian thi công trong một số trường hợp sau:
- Phương án kế hoạch tiến độ ban đầu không thỏa mãn điều kiện khống chế.
- Khi tổng chi phí XDCT là một đại lượng xác định không đổi, nếu giảm thời gian xây dựng sẽ giảm được chi phí thực hiện.
- Khi rút ngắn thời gian xây dựng sẽ làm tăng chi phí, nhưng mức tăng này vẫn nhỏ hơn lợi ích thu được do giảm thời gian thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện thường gặp trường hợp tiến độ thực hiện sẽ muộn hơn so với kế hoạch dự kiến nên cần phải rút ngắn thời gian thực hiện của một số công việc để đảm bảo quá trình triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
+ Để rút ngắn thời gian xây dựng có nhiều giải pháp như:
- Rút bớt nguồn lực từ các công việc có thời gian dữ trữ lớn tức là kéo dài thời gian thực hiện các cônh việc này để bổ sung cho công việc găng có nguy cơ kéo dài thời gian so với dự kiến.
- Tập trung nguồn lực để thực hiện công việc có nguy cơ kéo dài thời gian so với dự kiến bằng cách bổ sung từ bên ngoài.
52 Khi nghiên cứu tìm giải pháp rút ngắn thời gian xây dựng cần phải cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí với thời giạn thực hiện của từng công việc trong cả quá trình thi công.
Ví dụ: Một đối thượng thi công có số liệu về chi phí và thời gian thực hiện dự tính như sau:
Hãy điều chỉnh kế hoạch tiến độ với thời hạn ấn định không quá 10 tháng. Bước 1: Vẽ SĐM xuất phát.
Bước 2: Xác định đường găng và kiểm tra điều kiện thực hiện
Đường găng: 1-2-3-5-6 có thời gian thực hiện là 13 tháng > 10 tháng. Cần phải rút ngắn thời gian thực hiện còn 10 tháng với chi phí tăng do rút ngắn thời gian là nhỏ nhất.
53 Bước 4: Xác định thời gian rút ngắn có thể và chi phí tăng bình quân cho một đơn vị thời gian rút ngắn.
Bước 5: Xác định các phương án rút ngắn thời gian thi công và tính toán chi phí tăng lên do việc rút ngắn thời gian.
Chú ý:
- Vì thời gian thi công là chiều dài đường găng nên các phương án rút ngắn thời gian sẽ tập trung vào các công việc nằm trên đường găng.
- Ưu tiên các công việc có chi phí rút ngắn là nhỏ nhất.
- Ở mỗi phương án rút ngắn thời gian thi công cần tính toán lại đường găng và kiểm tra lại điều kiện giới hạn thời gian thực hiện.
54 Phương án được chọn là phương án 4.
55
CHƯƠNG 4