Chuỗi thức ăn là gì?

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 39 - 41)

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhaụ Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.

Có 3 loại sinh vật trong chuỗi thức ăn:

- Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng trong quần xã (cây xanh, một số tảo), có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

- Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật dị dưỡng ăn thực vật và có thể cả những sinh vật dị dưỡng khác. Chúng không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sử dụng các chất hữu cơ của nhóm sinh vật sản xuất.

Thường thì một chuỗi thức ăn có một số mắt xích tiêu thụ:

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1 có thể là động vật ăn thực vật, hay kí sinh trên thực vật.

phi sinh vật (môi trường vật lý, hóa học) của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhaụ (Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008)

Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ và gọi là sinh thái quyển. Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần: Vô sinh (nước, không khí, các chất dinh dưỡng...) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin.

Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại: - Sinh vật sản xuất: thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trờị

- Sinh vật tiêu thụ: gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhaụ Bậc 1 là động vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt...

- Sinh vật phân hủy: gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có chức năng chính là phân hủy xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho thực vật.

Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất hữu cơ và năng lượng.

Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín, còn vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở. Như vậy, năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn. Trong quá trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các nguyên tố hóa học tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong môi trường.

13. Chuỗi thức ăn là gì?

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhaụ Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.

Có 3 loại sinh vật trong chuỗi thức ăn:

- Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng trong quần xã (cây xanh, một số tảo), có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

- Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật dị dưỡng ăn thực vật và có thể cả những sinh vật dị dưỡng khác. Chúng không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sử dụng các chất hữu cơ của nhóm sinh vật sản xuất.

Thường thì một chuỗi thức ăn có một số mắt xích tiêu thụ:

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1 có thể là động vật ăn thực vật, hay kí sinh trên thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là sinh vật ăn thịt hay kí sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1. Trong 1 chuỗi, có thể có sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4...

- Sinh vật phân hủy: là những vi khuẩn dị dưỡng và nấm, có khả năng phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ.

Hình 2: Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)