Động, thực vật hoang dã ở Việt Nam bị suy giảm như thế nàỏ

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 49)

bị suy giảm như thế nàỏ

Tại Việt Nam, số lượng động, thực vật hoang dã đang bị suy giảm nghiêm trọng trong thời gian qua, cả về số lượng loài và số cá thể trong một loàị

Theo số liệu từ Sách Đỏ Việt Nam, tại thời điểm năm 1992, nước ta có 365 loài động vật được xếp vào danh mục loài quý hiếm. Đến năm 2004, danh sách này đã tăng lên 407 loài, trong đó có 6 loài được coi là đã tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Trong lần xuất bản gần đây nhất (năm 2007), số loài động vật bị đe dọa ngoài thiên nhiên được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam đã tăng lên 418 loài, trong đó có 116 loài đangở mức nguy cấp rất cao và 9 loài chuyển từ các mức nguy cấp khác

nhau (năm 2004) lên mức coi như đã tuyệt chủng (trong số 9 loài này có tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao).

Về thực vật, nếu tại thời điểm năm 1996, số loài thực vật được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam là 356 loài thì đến năm 2004, số lượng này đã tăng lên 450 loàị Đến năm 2007, số loài thực vật trong Sách Đỏ tăng lên 464 loài, trong đó có 45 loài Đang nguy cấp.

Các cuộc khảo sát, điều tra tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn cũng cho thấy, số lượng cá thể nhiều loài động vật hoang dã giảm đáng kể trong thời gian qua, trong đó phải kể đến hổ, tê tê, voi, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc, v.v..

Riêng với loài hổ, theo số liệu thống kê thì loài hổ sống trong các khu rừng ở Việt Nam giảm từ khoảng 1.000 con trước năm 1970 xuống còn 80-100 con vào năm 2005. Đến đầu năm 2010, số lượng này giảm xuống chỉ còn khoảng 30 con.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)