Nội dung chính của công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta là gì?

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 53 - 55)

đa dạng sinh học ở nước ta là gì?

Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008, bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta bao gồm ba nội dung cơ bản:

- Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên;

- Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; - Bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền.

- Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái

tự nhiên: bao gồm bảo vệ và phát triển sự phong

phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, có tính đặc thù hoặc đại diện cao; bảo vệ môi trường sống tự nhiên (sinh cảnh) thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã.

Hoạt động bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được thể hiện rõ nhất thông qua việc thành lập và hoạt động của các vườn

quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài-sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan.

Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình của Việt Nam bao gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

- Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật: là việc bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng hợp lí các loài sinh vật nói chung và các loài thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nói riêng.

Loài sinh vật thuộc danh mục loài nguy cấp,

quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm: loài động

vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.

Việc bảo tồn và phát triển bền vững loài sinh vật được thực hiện trong môi trường tự nhiên mà loài đó sinh sống hoặc trong các môi trường nhân tạo như tại các cơ sở nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cơ sở cứu hộ loài hoang dã; cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, nấm; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

Bảo tồn và phát triển các loài sinh vật cũng bao gồm cả việc kiểm soát loài ngoại lai xâm hại, vốn là loài di cư đến và chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, gây mất

- Bảo tồn đa dạng sinh học còn giúp duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần của con người được hình thành qua quá trình tiếp xúc và tương tác với thiên nhiên.

Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ mang ý nghĩa quan trọng với chúng ta ngày hôm nay mà còn với sự sinh tồn và phát triển của các thế hệ con cháu chúng ta mai saụ

23. Nội dung chính của công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta là gì? đa dạng sinh học ở nước ta là gì?

Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008, bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta bao gồm ba nội dung cơ bản:

- Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên;

- Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; - Bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền.

- Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái

tự nhiên: bao gồm bảo vệ và phát triển sự phong

phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, có tính đặc thù hoặc đại diện cao; bảo vệ môi trường sống tự nhiên (sinh cảnh) thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã.

Hoạt động bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được thể hiện rõ nhất thông qua việc thành lập và hoạt động của các vườn

quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài-sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan.

Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình của Việt Nam bao gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

- Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật: là việc bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng hợp lí các loài sinh vật nói chung và các loài thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nói riêng.

Loài sinh vật thuộc danh mục loài nguy cấp,

quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm: loài động

vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.

Việc bảo tồn và phát triển bền vững loài sinh vật được thực hiện trong môi trường tự nhiên mà loài đó sinh sống hoặc trong các môi trường nhân tạo như tại các cơ sở nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cơ sở cứu hộ loài hoang dã; cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, nấm; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

Bảo tồn và phát triển các loài sinh vật cũng bao gồm cả việc kiểm soát loài ngoại lai xâm hại, vốn là loài di cư đến và chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, gây mất

cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

- Bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền: là việc bảo vệ, lưu giữ và phát triển nguồn gen các loài hoang dã; quản lí về sinh vật biến đổi gen và những rủi ro mà sinh vật biến đổi gen có thể gây ra cho đa dạng sinh học; quản lí chia sẻ lợi ích từ nguồn gen nàỵ

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)