như thế nàỏ
Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ bảo đảm sự tồn tại và phát triển của các loài hoang dã hay hệ sinh thái tự nhiên, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội cũng như của mỗi cá nhân chúng tạ
- Bảo tồn đa dạng sinh học giúp duy trì hoạt động bình thường của các quá trình tự nhiên; sự sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật; sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh tháị Thông qua đó, nó giúp bảo đảm khả năng cung cấp nguồn tài nguyên sinh học (động vật, thực vật làm thực phẩm, thuốc men, vật liệu xây dựng...) phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người; giúp duy trì chất lượng môi trường tự nhiên (môi trường đất, nước và không khí) mà con người sống trong đó; giúp giảm thiểu các hiểm họa thiên nhiên do sự suy giảm đa dạng sinh học gây ra như hoang mạc hóa, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh bùng phát.
- Bị khai thác quá mức phục vụ các nhu cầu của con người (như săn bắn thú, khai thác gỗ, thu hái cây thuốc, đánh bắt cá, v.v.).
- Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, ví
dụ như khi một loài bị suy giảm hoặc tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn.
- Sự xâm hại của các loài ngoại lai có thể phá
vỡ cân bằng sinh thái và làm suy giảm quần thể động, thực vật bản địạ
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp trên, sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động, thực vật hoang dã bị suy giảm.
21. Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự
phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. (Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008).
Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học hàm nghĩa cả việc bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
Các loài sinh vật có thể được bảo vệ và bảo tồn tại môi trường sống vốn có của chúng ngoài tự nhiên (gọi là bảo tồn tại chỗ - in situ), hoặc có thể được di chuyển tới một môi trường tương tự nhưng ở vị trí khác, thuận lợi hơn cho việc bảo vệ và phát triển chúng (gọi là bảo tồn chuyển chỗ - ex situ).
22. Bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa như thế nàỏ như thế nàỏ
Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ bảo đảm sự tồn tại và phát triển của các loài hoang dã hay hệ sinh thái tự nhiên, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội cũng như của mỗi cá nhân chúng tạ
- Bảo tồn đa dạng sinh học giúp duy trì hoạt động bình thường của các quá trình tự nhiên; sự sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật; sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh tháị Thông qua đó, nó giúp bảo đảm khả năng cung cấp nguồn tài nguyên sinh học (động vật, thực vật làm thực phẩm, thuốc men, vật liệu xây dựng...) phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người; giúp duy trì chất lượng môi trường tự nhiên (môi trường đất, nước và không khí) mà con người sống trong đó; giúp giảm thiểu các hiểm họa thiên nhiên do sự suy giảm đa dạng sinh học gây ra như hoang mạc hóa, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh bùng phát.
- Bảo tồn đa dạng sinh học còn giúp duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần của con người được hình thành qua quá trình tiếp xúc và tương tác với thiên nhiên.
Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ mang ý nghĩa quan trọng với chúng ta ngày hôm nay mà còn với sự sinh tồn và phát triển của các thế hệ con cháu chúng ta mai saụ