Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm như thế nàỏ

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 85)

thị bị ô nhiễm như thế nàỏ

Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.

Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.

- Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông... trong đất rất khó bị phân hủỵ

- Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Niken, Cadimị.. thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏẹ

- Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai

thác than, các phương tiện giao thông, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích lũy cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.

- Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, túi nilon, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, các khu chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất giấy, bia rượu, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 1 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)