3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm một số mục tiêu sau:
3.1.1. Tìm hiểu các bệnh hại hiện có tại khu vực nghiên cứu. 3.1.2. Tìm hiểu tác hại của bệnh sọc tím Luồng.
3.1.3. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sọc tím Luồng.
3.1.4. Đề xuất biện pháp hữu hiệu trên cơ sở IPM phòng trừ bệnh sọc tím Luồng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tìm hiểu các bệnh hại luồng hiện có tại khu vực nghiên cứu. 3.2.2. Tìm hiểu tác hại của bệnh sọc tím Luồng.
3.2.2.1. Điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của bệnh sọc tím Luồng. 3.2.2.2. Tìm hiểu ảnh hưởng của tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh đến khả năng ra măng luồng.
3.2.2.3. Tìm hiểu ảnh hưởng của tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh đến đường kính, chiều cao trung bình của thân khí sinh luồng.
3.2.3. Xác định vật gây bệnh sọc tím Luồng.
3.2.4. Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng trừ bệnh sọc tím Luồng theo phương pháp quản lý vật gây hại tổng hợp IPM.
3.2.5. Đề xuất biện pháp hữu hiệu trên cơ sở IPM phòng trừ bệnh sọc tím Luồng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu các bệnh hại luồng hiện có tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu chúng tôi có thể xác định một số bệnh hại trên lá, thân cành, măng và rễ cây Luồng. Từ các tài liệu hiện có chúng tôi mô tả triệu chứng và xác định vật gây bệnh của những bệnh hại đó.
3.3.2. Tìm hiểu tác hại của bệnh sọc tím Luồng.
3.3.2.1. Điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của bệnh sọc tím Luồng. Trên cơ sở điều tra sơ bộ, chúng tôi xác lập các ô tiêu chuẩn theo các vị trí địa hình. Trên các ô tiêu chuẩn chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ số bụi luồng, số cây trên bụi, số măng trên bụi luồng, số măng bị bệnh.
Tổng số cây luồng, số cây luồng khỏe, số cây luồng bị bệnh và ghi vào biểu 4.1.
Tỷ lệ bị bệnh trong OTC được tính theo công thức: n
P = 100 x N Trong đó:
P là tỷ lệ măng bị bệnh (%)
n là số măng luồng bị bệnh trong OTC N là tổng số măng luồng có trong OTC. Nếu: O < P < 5% : Phân bố cá thể.
6% < P25% : Phân bố cụm. 26% < P 50% : Phân bố đám. P > 50% : Phân bố đều.
công thức của Guzman (1985) và Singh - Mishra cải biên (1992) và tiến hành phân cấp từng bụi theo tiêu chuẩn phân cấp như sau:
Cấp 0: không có măng bị bệnh Cấp 1: số măng bị bệnh 1 - 25% Cấp 2: số măng bị bệnh 26 - 50% Cấp 3: số măng bị bệnh 51 - 75% Cấp 4: số măng bị bệnh trên 75% Mức độ bị bệnh được tính theo công thức:
ni.vi
R = x 100 N.V
Trong đó: R là mức độ bị bệnh.
ni là số măng hoặc thân luồng bị bệnh theo cấp i vi là chỉ số của cấp bệnh i.
N là tống số măng hoặc thân luồng trong OTC.
V là trị số của cấp bệnh cao nhất, trong trường hợp này V = 4. Mức độ bị bệnh của toàn khu vực điều tra được tính theo công thức.
Ri Rtb =
n
Trong đó: Rtblà mức độ bị hại của toàn khu vực điều tra. Rilà mức độ bị hại của từng OTC thứ i. n là tổng số OTC.
Sau khi tính toán khu vực bị hại, căn cứ vào các chỉ tiêu sau để đánh giá:
n i=1
R < 10%: khỏe
11% < R < 15%: bệnh nhẹ.
16% < R < 25%: bệnh trung bình. 26% < R < 50%: bệnh nặng. R > 50%: bệnh rất nặng.
Kết quả điều tra được ghi vào biểu 4.2.
3.3.2.2. Tìm hiểu ảnh hưởng của tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh đến khả năng ra măng luồng. Trên cơ sở điều tra tính toán tỷ lệ măng bị bệnh và mức độ bị hại của từng bụi măng chúng tôi tiến hành tìm hiểu mối tương quan giữa chúng với khả năng mọc măng, số lượng, chất lượng và sinh trưởng của măng của từng bụi luồng.
3.3.2.3. Tìm hiểu ảnh hưởng của tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh đến đường kính, chiều cao trung bình của thân khí sinh luồng. Cũng như các chỉ tiêu trên chúng tôi tiến hành điều tra xác định đường kính chiều cao của thân khí sinh luồng rồi tìm mối tương quan giữa chúng.
Kết quả điều tra ghi vào biểu 4.3.
3.3.3. Xác định vật gây bệnh sọc tím Luồng. Sau khi thu thập mẫu bệnh tại các địa điểm khác nhau của khu vực nghiên cứu chúng tôi thực hiện xác định mẫu theo phương pháp chẩn đoán bệnh cây đã được giới thiệu trong Khoa học bệnh cây và bệnh cây rừng.
3.3.4. Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng trừ bệnh sọc tím Luồng theo phương pháp quản lý vật gây hại tổng hợp IPM. Trên cơ
sở của dự án VN 04/0013 của qũy môi trường toàn cầu GEF đã thực hiện chúng tôi tiến hành điếu tra hiệu quả của một số phương pháp đã thực hiện. Đồng thời đề xuất một số biện pháp đã thực hiện và thông qua một số tài liệu đã được tìm hiểu.
Chương 4