Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu
4.2.3. ảnh hưởng của tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh đến đường kính, chiều cao trung bình của thân khí sinh luồng
chiều cao trung bình của thân khí sinh luồng
Bệnh càng nặng thì càng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây nhưng quan trọng hơn vẫn là đường kính (D00) và chiều cao (HVN).
Để thấy được mối quan hệ giữa tỷ lệ và mức độ bị bệnh với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ta tiến hành lập 3 OTC, số liệu thu thập xử lý số liệu được ghi vào biểu 4.4.
Biểu 4.4. ảnh hưởng của tỷ lệ, mức độ bị bệnh đến (D00) và (HVN) của thân khí sinh luồng.
Vị trí OTC P% R% HVN D00 Khoẻ Bệnh Khoẻ Bệnh Chân đồi 28.06 14.13 9.96 5.98 860 4.24 Sườn đồi 68.79 38.50 9.84 4.28 7.73 2.45 Đỉnh đồi 96.15 86.10 6.09 2.50 4.30 2.29
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 P R Hk Hb Dk Db C S D Hình 4.5. ảnh hưởng của tỷ lệ, mức độ bị bệnh đến (D00) và (HVN) của thân khí sinh luồng
Ghi chú:C: chân đồi. S: sườn đồi. D: đỉnh đồi. P: tỷ lệ bệnh. R: mức độ bệnh. Hk: chiều cao thân khí sinh khoẻ. Dk: đường kính thân khí sinh khoẻ. Hb: chiều cao thân khí sinh bệnh. Db: đường kính thân khí sinh bệnh.
Từ biểu và hình trên cho thấy bệnh ở đỉnh đồi nặng nhất và nhẹ nhất là ở chân đồi. Bệnh nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây vì khi nấm nảy mầm xâm nhiễm vào thân cây nó phá vỡ tế bào thân cây nếu bệnh nặng nó có thể làm cho nhiều tế bào bị chết. Nhờ có tế bào mà cây có thể tăng trưởng về chiều cao và đường kính từ đó tăng trữ lượng, tăng giá trị sử dụng và làm tăng khả năng sinh măng, nếu tế bào bị chết hay bị phá vỡ thì mọi quá trình sinh trưởng, phát triển trong thân cây sẽ bị phá huỷ, do đó cây sẽ ngừng sinh trưởng và phát triển. Luồng không cho măng, bệnh nặng có thể làm cho cây bị chết.
Trong 1 OTC có thể có cây bị bệnh và có cây không bị bệnh cùng sinh trưởng và phát triển. Quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng sẽ khác nhau đó là điều tất nhiên. Nếu mức độ bị bệnh nhẹ hoặc trung bình thì sự chênh lệch giữa chiều cao trung bình và đường kính trung bình của cây khỏe và cây bệnh không cao. Nhưng nếu mức độ bị bệnh càng nặng phân bố bệnh càng rộng rãi thì sự chênh lệch đó càng lớn. Đôi khi cây khoẻ gấp đôi cây bệnh về hai chỉ tiêu đó. Nếu cây bị bệnh nặng thì đường kính của chúng chỉ đạt 2,2cm và chiều cao là 2,5m.Trông giống như là những cây bụi mà thôi.
Khi so sánh các cây bị bệnh với nhau thì mức độ bị bệnh càng nặng thì sự chênh lệch về chiều cao trung bình là (HVN) và đường kính trung bình (D00) càng tăng lên.. do vậy tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự chênh lệch của hai chỉ tiêu trên giữa cây khoẻ và cây bệnh mà còn ảnh hưởng đến sự chênh lệch đó giữa các cây cùng bị bệnh. Nói tóm lại tỷ lệ và mức độ bị bệnh càng nặng thì chênh lệch giữa chiều cao và đường kính giữa cây khỏe với cây bệnh, giữa cây bệnh nhẹ với cây bệnh nặng càng cao. Đây là điều hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển. Do bệnh càng nặng thì tế bào bị phá vỡ và bị chết càng nhiều ảnh hưởng mạnh đến đường kính và chiều cao của cây.
Qua quan sát và xử lý số liệu chúng tôi rút ra rằng đó là một mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Cây bị bệnh sẽ có chiều cao và đường kính bé nhỏ hơn cây không bị bệnh, điều này làm giảm giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ của nó.
4.3. Xác định vật gây bệnh sọc tím luồng
Muốn xác định vật gây bệnh cần phải thông qua triệu chứng. Triệu chứng là căn cứ quan trọng để xác định nguyên nhân gây bệnh và từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ hiệu quả.