Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu
4.2.2. ảnh hưởng của tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh đến khả năng ra măng luồng
măng luồng
Theo đánh giá của người dân, măng bị bệnh ăn ngon hơn măng không bị bệnh, nhưng sản lượng và số lượng măng giảm hàng chục lần, trọng lượng măng cũng giảm xuống, nhiều chỗ không thành bụi Luồng mà chỉ để lại những bụi xơ xác. Trong khi đó giá bán vẫn không thay đổi (5.000đ/1kg). Măng bệnh nếu để sinh trưởng thành thân khí sinh thì sự sinh trưởng và phát triển đó là không bình thường cây sẽ nhỏ và thấp.ở giai đoạn măng thì đường kính của măng nhỏ, sản lượng sẽ thấp. Với đặc điểm là măng bị bệnh nếu được khai thác thì tại gốc măng đó sẽ tiếp tục sinh ra nhiều măng nhỏ hơn gọi là măng thứ cấp cứ như vậy sau một thời gian sẽ tạo ra búi măng với rất nhiều măng rất nhỏ không thể sử dụng được.
Tại hai vị trí là chân đồi và sườn đồi chúng tôi lập 2 OTC để điều tra măng, kết quả điều tra được ghi vào biểu 4.3.
Biểu 4.3:Quan hệ tỷ lệ và mức độ bị bệnh đến chất lượng măng.
Vị trí OTC P% R% Dtbmăng (cm)
Măng khoẻ Măng bệnh
Chân đồi 28,49 15,20 8,33 7,84
Sườn đồi 34,28 33,19 6,66 2,30
Chúng được thể hiện trên hình sau:
Hình 4.4 : Quan hệ tỷ lệ và mức độ bị bệnh đến chất lượng măng
Ghi chú: C: chân đồi. S: sườn đồi. P: tỷ lệ bệnh. R: mức độ bệnh. Dmk: Đường kính Măng khỏe. Dmb: Đường kính Măng bệnh.
Biểu trên cho thấy tỷ lệ măng bị bệnh và mức độ bị bệnh ở sườn đồi đều cao hơn chân đồi, đường kính măng khỏe xấp xỉ nhau, nhưng măng bị bệnh lại có sự khác nhau rất rõ rệt. Trong cùng một OTC sẽ có măng bệnh và măng khỏe. Sự chênh lệch đường kính trung bình của măng giữa măng bệnh
P R R Dmk Dmb C S 0 5 10 15 20 25 30 35 C S
cao. Nếu bệnh phân bố đều, mức độ bị bệnh nặng thì Dtb của măng khỏe sẽ gấp đôi của măng bệnh. Nếu phân bố đám, mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình thì cũng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, không rõ nét.
ảnh hưởng của P% và R% đến chất lượng măng rõ nét hơn ở thân khí sinh luồng do măng vừa mới đựơc sinh ra còn non yếu, sức đề kháng trước các yếu tố môi trường và vật gây bệnh không cao. Hầu hết các bộ phận đều còn non đó là điều kiện rất thuận lợi cho nấm bệnh dễ dàng xâm nhiễm. Đồng thời sau khi xâm nhiễm nấm bệnh cũng dễ dàng phá vỡ tế bào của măng hơn từ đó mức độ bị bệnh sẽ nặng hơn thân khí sinh luồng do thân khí sinh đã qua một giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định nên tế bào đã ổn định hơn, thân cây cứng cáp hơn và sức đề kháng cũng cao hơn trước sự xâm nhiễm của nấm gây bệnh sọc tím.
Cũng giống như ở thân khí sinh luồng, ở măng bị bệnh thì Dtbcủa măng giảm là do tế bào măng bị phá vỡ nhiều, làm nhiều tế bào bị chết, măng không đạt được đường kính tối đa. Nếu để măng phát triển thành thân khí sinh thì sẽ ảnh hưởng xấu đến đường kính và chiều cao của cây.
Từ giai đoạn măng bị bệnh nếu ta tiếp tục để cho măng phát triển thành thân khí sinh thì thân khí sinh này sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn các thân khí sinh không bị bệnh. Từ đó ta nhận thấy rằng P% và R% ảnh hưởng tới sự phát triển của thân khí sinh luồng, đôi khi thông qua ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của măng. Vì nhiều trường hợp ở giai đoạn măng không bị bệnh đến khi phát triển thành thân khí sinh thì lúc này mới bị bệnh. Trường hợp này P% và R% cũng làm giảm sinh trưởng của thân nhưng ảnh hưởng không mạnh mẽ như những thân khí sinh bị bệnh ngay từ giai đoạn măng.
Như vậy chênh lệch Dtb của măng giữa măng khoẻ và măng bệnh sẽ tăng nếu R% tăng, bệnh càng nặng thì ở những cây măng bệnh đường kính măng sẽ giảm.bệnh rất nặng thì cây sẽ không có khả năng sinh ra măng.