Kết luận, tồn tại và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 71 - 74)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

1) Luồng tại khu vực nghiên cứu xuất hiện 5 loài bệnh là bệnh sọc tím, bệnh chổi sể, bệnh khô thân, bệnh khô lá, bệnh gỉ sắt. Trong đó, bệnh sọc tím luồng là bệnh hại chủ yếu.

2) Tỷ lệ măng và thân khí sinh Luồng và mức độ bị bệnh ở đỉnh đồi so với sườn đồi và chân đồi có sự khác biệt nhau rất rõ rệt, theo thứ tự đỉnh đồi > sườn đồi > chân đồi.

3) Chỉ số tổn thất của măng ở đỉnh đồi gấp 8 lần so với sườn đồi và gấp 20 lần so với chân đồi. Chỉ số tổn thất của thân sinh khí luồng ở đỉnh đồi gấp 3 lần so với sườn đồi và gấp 20 lần so với chân đồi.

4) Tỷ lệ măng bị bệnh và mức độ bị bệnh ở sườn đồi đều cao hơn chân đồi, đường kính măng khoẻ xấp xỉ nhau, nhưng măng bị bệnh lại có sự khác nhau rất rõ rệt.

5) Bệnh nặng nhất ở đỉnh đồi và nhẹ nhất là ở chân đồi.

6) Bệnh sọc tím có triệu chứng dễ nhận biết là măng màu tím, thân non có sọc tím, măng có vị đậm, ngọt, măng và thân khí sinh nhỏ.

7) Vật gây bệnh của bệnh sọc tím luồng chủ yếu ở trong đất gồm nhiều loài nấm trong đó nấm bào tử lăng trụ đen Arthrinium phaeospermum Ellis.và nấm bào tử lưỡi liềmFusarium letersporimNees ex Fr là chủ yếu.

8) Phòng trừ bệnh sọc tím luồng phải được áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp phải được chú ý liên hoàn từ khâu chọn giống, chọn đất trồng, xử lý giống trồng, chăm sóc, bón phân, tỉa thưa…

5.2. Tồn tại

Đề tài về bệnh sọc tím luồng là một vấn đề mới mẻ, chưa có những tài liệu về thử nghiệm và áp dụng thành công trong phòng trừ. Những nghiên cứu của chúng tôi còn một số vấn đề cần phải thảo luận:

1) Về ảnh hưởng của bệnh sọc tím rất rõ rệt, măng bị lụi dần, nhưng theo ý kiến của dân, măng có bệnh sọc tím ăn rất ngon. Điều này có ảnh hưởng gì về kinh doanh rừng luồng là vấn đề cần phải làm rõ.

2) Về vật gây bệnh, nấm tồn tại trong đất có khá nhiều loài mỗi giai đoạn có những loài chủ yếu, mỗi một điều kiện đất đai cũng có nhưng loài chủ yếu và loài thứ yếu. Còn bao nhiêu loài nữa cũng là những vấn đề cần quan tâm. Việc nghiên cứu chúng liên quan với vấn đề vi sinh vật đất, bệnh thối cổ rễ.

3) Về phòng trừ bệnh sọc tím, chúng tôi đã đánh giá những thí nghiệm đang thực hiện của dự án VN 04/013 của GEF. Dự án mới chỉ thực hiện thí nghiệm đào gốc luồng bị bệnh và trồng lại giống tốt. Tuy nhiên việc này còn nhiều vấn đề cần phải xem xét đến hiệu quả kinh tế, bệnh sọc tím lan rộng trên diện tích rất lớn, sự lây lan bệnh và khống chế lây lan như thế nào, kết hợp với các biện pháp khác như trồng xen cây bản địa, sử dụng thuốc hóa học, chăm sóc quản lý… để diệt tận gốc nguồn bệnh là những vấn đề mới cần được thực hiện.

5.3. Kiến nghị

Từ những tồn tại về nghiên cứu bệnh sọc tím luồng theo yêu cầu của sản xuất chúng tôi có những kiến nghị sau:

1) Cần tiếp tục làm sáng tỏ vật gây bệnh sọc tím luồng nhất là các loài nấm chưa phát hiện.

2) Nghiên cứu sự lây lan xâm nhiễm của nấm, xem xét ảnh hưởng về sinh lý măng và cây luồng bị bệnh.

3) Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý vật gây hại tổng hợp IPM. Trong đó cần thực hiện các bịên pháp phòng trừ của Trung Quốc đã đề ra.

4) Đối với địa phương cần làm cho người dân rõ về vật gây bệnh, tác hại của bệnh thực hiện nhiều biện pháp khống chế chúng. Cụ thể cần thực hiện những biện pháp sau:

- Tiếp tục theo dõi diễn biến sâu bệnh hại luồng.

- Kiểm tra kết quả thực hiện một số mô hình phòng trừ sâu bệnh hại luồng. - Biên soạn bài giảng và mở lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh tại địa phương.

- Cuốc xới đất, diệt cỏ.

- Bón phân hợp lý, tháng 9 - 10 và tháng 3 - 4 bón 300kg/ha. - Kịp thời diệt cây bị bệnh, xác cây bệnh đốt huỷ.

- Trước mùa ra măng rắc vào rừng 1000kg /ha vôi, cuốc lật đất, tháng 4-5 khi mới phát bệnh phải bóc hết bẹ măng ở gốc, giảm bớt sự tích nước.

- Phun hoặc tưới vào gốc bị bệnh sọc tím thuốc Benlat 0,1% hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi 4oBe.

- Trước khi ra măng tiến hành khử trùng đất rắc xung quanh gốc măng thuốc PCNB và đất tro bếp, đồng thời xới đất.

- Khi ra măng phun thuốc Sunphát đồng vào măng và xung quanh bụi luồng. - Kịp thời phát hiện các cây bị sọc tím và tiến hành bóc bẹ măng, rồi phun dung dịch Sunphát đồng.

- Phải bảo đảm đất khô, trồng vào mùa mưa, 10 - 15 ngày phun Dacônin hoặc Benlat hoặc Topsin 0,1%.

- Bón phân N, P, K với tỷ lệ 16 : 5 : 11 làm tăng sức đề kháng bệnh của măng, xúc tiến ra măng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)