Chọn phương pháp trồng rừng thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 67)

Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

4.4.2.3. Chọn phương pháp trồng rừng thích hợp

Tại khu vực nghiên cứu người ta thường trồng rừng bằng hai phương pháp chủ yếu: trồng bằng cây giống ở vườn ươm và trồng bằng thân khí sinh. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dựa vào điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương pháp trồng cho phù hợp.

Trồng luồng bằng cây con ở vườn ươm có ưu điểm là cây con đã được con người chăm sóc một thời gian ở vườn ươm, có điều kiện được chọn giống cây để ươm rồi đem trồng nên tỷ lệ sống cao, sức đề kháng tốt chống chịu được với điều kiện bất lợi của môi trường, do đó cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh nên hạn chế được sự xâm nhập của nấm bệnh.

Trồng rừng luồng bằng thân khí sinh là phương pháp lấy một đoạn thân khí sinh luồng đem đi trồng trực tiếp. Nó có ưu điểm là đơn gian dễ thực hiện giá rẻ nhưng nhược điểm là không được chọn lọc giống kỹ càng, có thể lấy phải những cây đã có sẵn mầm bệnh. Cây trồng khó sống hơn, tỷ lệ chết sau khi trồng cao. Hiện tại do ưu điểm của nó nên người dân vẫn thường áp dụng phương pháp này. Phương pháp này có tỷ lệ và mức độ bị bệnh cao hơn, do có thể trong thân cây đem trồng đã mang sẵn mầm bệnh, hơn nữa thân cây sinh trưởng, phát triển chậm nên cây dễ mắc bệnh hơn.

Biểu 4.7:Quan hệ giữa phương pháp trồng luồng với tỷ lệ, mức độ bị bệnh sọc tím Phương pháp trồng Măng Luồng P% R% P% R% Cây con 20,10 43,44 24,60 37,20 Thân khí sinh 72,16 79,19 71,00 76,15

Chúng được thể hiện ở hình sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)