Điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của bệnh sọc tím luồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 41 - 45)

Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

4.2.1. Điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của bệnh sọc tím luồng.

Trên các vị trí địa hình khác nhau lập các OTC và đánh dấu số hiệu như sau: OTC tại chân đồi: Số hiệu OTC: OTC I.

OTC tại sườn đồi: Số hiệu OTC: OTC II. OTC tại đỉnh đồi: Số hiệu OTC: OTC III.

Sau khi xử lý số liệu kết quả được ghi vào biểu sau:

Biểu 4.1:Tỷ lệ, mức độ bị bệnh sọc tím luồng ở vị trí địa hình khác nhau

Địa hình

Măng Thân khí sinh luồng Tỷ lệ bị bệnh (P%) Mức độ bị bệnh (R%) Tỷ lệ bị bệnh (P%) Mức độ bị bệnh (R%) Chân đồi 28,49 15,21 28,06 14,13 Sườn đồi 34,28 33,19 68,79 38,50 Đỉnh đồi 100 90,35 96,15 86,10

0 20 40 60 80 100 120 C S D P R

Hình 4.1. Tỷ lệ, mức độ măng bị bệnh sọc tím ở vị trí địa hình khác nhau.

0 20 40 60 80 100 120 C S D P R

Hình 4.2. Tỷ lệ, mức độ luồng bị bệnh sọc tím ở vị trí địa hình khác nhau.

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ măng và thân khí sinh Luồng và mức độ bị bệnh ở đỉnh đồi so với sườn đồi và chân đồi có sự khác biệt nhau rất rõ rệt, theo thứ tự đỉnh đồi > sườn đồi > chân đồi.

Nếu tính chỉ số tổn thất DI = P% x R% ta sẽ có kết quả như sau:

Biểu 4.2.Chỉ số tổn thất của măng và thân khí sinh Luồng ở các vị trí địa hình

Địa hình Măng Thân khí

sinh luồng Ghi chú

Chân đồi 0,0433 0,0396 Chân đồi cách suờn đồi trên 100m về độ cao Sườn đồi 0,1138 0,2648 Sườn đồi cách đỉnh đồi trên 100m về độ cao Đỉnh đồi 0,9035 0,8278

Biểu trên còn chứng tỏ, chỉ số tổn thất của măng ở đỉnh đồi gấp 8 lần so với sườn đồi và gấp 20 lần so với chân đồi. Chỉ số tổn thất của thân sinh khí luồng ở đỉnh đồi gấp 3 lần so với sườn đồi và gấp 20 lần so với chân đồi. Và chúng cũng được thể hiện ở biểu đồ sau:

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 C S D M T

Hình 4.3.Chỉ số tổn thất của măng và thân khí sinh Luồng ở các vị trí địa hình Ghi chú: C: chân. S: sườn. D: đỉnh. M: măng. T: thân khí sinh luồng

Nguyên nhân của sự khác nhau đó là tổng hợp của nhiều nhân tố: khí hậu, đất đai, sinh trưởng cây chủ, sinh vật khác và con người. Trong các nhân tố trên, theo chúng tôi đất đai và tác động của con người là chủ yếu.

Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị bệnh cho thấy, bệnh sọc tím luồng ở chân đồi phân bố theo đám, ở sườn đồi và đỉnh đồi phân bố đều. Kết quả về mức độ bị bệnh cho thấy ở chân đồi cây bị bệnh nhẹ, mức độ trung bình ở sườn đồi và ở đỉnh đồi thì bệnh rất nặng. Như vậy ta có thể rút ra kết luận rằng bệnh nặng dần từ dưới chân đồi cho đến đỉnh đồi. Hầu hết các cây trong bụi luồng đều bị bệnh và cây rất bé, chiều cao trung bình của các bụi luồng ở đây là rất thấp chỉ ở mức từ 2 đến 3,5m, trong khi đó những cây khỏe ở các bụi không bị hại thường cao từ 8 đến 10m.

Về nhân tố con người, chủ yếu là tác động của người dân địa phương. Tại chân đồi, sườn đồi được ngăn cách với đỉnh đồi bởi một đai rừng thứ sinh đang phục hồi bao gồm nhiều loài cây bản địa như: Vàng anh, Chẹo tía, Nhội, Giổi và một số hoa màu. Rừng thứ sinh ở đây gồm nhiều loài cây… Dưới tán lá là tầng cây tái sinh tương đối phát triển. Diện tích dùng cho canh tác (nương rẫy) người dân chủ yếu trồng ngô, lạc và sắn. Tuy nhiên diện tích đất canh tác này đã bị thoái hoá bạc màu, đất khô cằn ít chất dinh dưỡng. Điều này là một trong những nguyên nhân làm bệnh ở khu vực đỉnh đồi nặng hơn chân đồi và sườn đồi.

Luồng là loài cây cần nước và chất dinh dưỡng, nước mưa chảy từ đỉnh xuống sẽ được tích lại dưới chân đồi, Luồng sinh trưởng tốt hơn, khả năng chống chịu bệnh mạnh hơn. Hơn nữa do độ dốc từ rừng thứ sinh đến đỉnh đồi lớn nên quá trình xói mòn ở đỉnh đồi diễn ra mạnh mẽ hậu quả là ở đỉnh đồi đất đai khô cằn nghèo chất dinh dưỡng và chất khoáng. Diện tích canh tác và rừng thứ sinh có thể là những vật cản quan trọng cắt đứt con đường lây lan xâm nhiễm của vật

Ngoài ra việc chăm sóc của người dân cũng có tác dụng rất quan trọng. Thông thường dân sống tập trung ở gần phía chân đồi, họ thường xuyên quản lý chăm sóc ở khu vực chân đồi hơn.

Khu vực đỉnh đồi hầu hết là các bụi luồng lâu năm có độ tuổi từ 20 - 25 năm dây leo và cây bụi nhiều, cùng với điều kiện đất đai không tốt là môi trường thuận lợi cho vật gây bệnh tồn tại và phát triển.

Do vậy chúng ta càng thấy được việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh là biện pháp quan trọng trong phòng trừ bệnh. Điều quan trọng là hiểu được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của vật gây bệnh từ đó dùng biện pháp kỹ thuật lâm sinh để hạn chế sự phát triển của nó thông qua cải tạo điều kiện môi trường sống. Cụ thể đối với bệnh sọc tím luồng thì tạo được sự thông thoáng, đủ ánh sáng chiếu vào mặt đất với cường độ vừa phải thì hạn chế sự phát triển của vật gây bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)