Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu
4.4.2.2. Tỉa thưa tạo mật độ thích hợp
Tỉa thưa là biện pháp chăm sóc cây không thể thiếu được trong phòng trừ sâu bệnh, bởi vì tỉa thưa không chỉ tạo điều kiện ánh sáng cho cây trồng mà còn làm mất nơi trú ngụ của sâu bệnh.
Tại khu vực xã Mỹ Tân khi trồng luồng thì người dân thường trồng với mật độ từ 150 - 300 bụi/1ha. Mật độ cây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bị bệnh và tỷ lệ bị bệnh sọc tím ở cây luồng.
Lập 3 OTC ở 3 lâm phần có mật độ khác nhau kết quả điều tra ghi vào biểu 01, 02. Sau khi xử lý số liệu ta có biểu 4.6.
Biểu 4.6.Mối liên hệ giữa mật độ với tỷ lệ, mức độ bị bệnh sọc tím luồng.
Mật độ (bụi/ha) Măng Luồng P% R% P% R% 175 44,20 37,87 40,07 33,28 230 68,26 66,77 75,33 75,58 280 82,45 83,60 85,71 70,15
Mật độ càng cao thì tỷ lệ và mức độ bị bệnh càng nặng. Điều này đựơc giải thích như sau: Nếu mật độ cao, khoảng cách bụi cách bụi hàng cách hàng giảm đi xét trong cùng một diện tích, lúc đó giữa các bụi với nhau không thông thoáng do mật độ quá dày không đảm bảo không gian dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển. Độ tàn che lớn, độ ẩm cao ánh sáng mặt trời mà mặt đất được nhận cũng như tầng tán dưới nhận được ít hơn. Do vậy tạo điều
dưỡng của đất càng cạn kiệt, nên cây còi cọc cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây với nhau diễn ra mạnh mẽ. Chính vì thế mà sức đề kháng của cây kém, đất nghèo dinh dưỡng nên bệnh tiến triển nhanh và mạnh.
Xét số cây trong cùng một bụi thì ta thấy nếu trong cùng một bụi số cây càng nhiều thì mức độ bị bệnh càng tăng, tỷ lệ bị bệnh càng cao. Trong kinh doanh luồng người ta thường không để quá 25 cây trong một bụi (đối với bụi luồng lớn và lâu năm). Trong khai thác thì luồng được khai thác hàng năm để tạo không gian dinh dưỡng cho các cây khác còn để lại và măng mới mọc phát triển và phải khai thác trước mùa măng. Tuổi khai thác thường là từ 1 - 2 tuổi vì lúc này luồng đã đạt quy cách sản phẩm, đã đạt tuổi thành thục công nghệ phục vụ cho ngàng nguyên liệu bột giấy và xây dựng.
Mật độ ảnh hưởng trực tiếp tới P% và R% của măng và luồng. Vì vậy tạo mật độ thích hợp cũng là một giải pháp để phòng bệnh sọc tím luồng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất. Nếu mật độ thích hợp, không gian ánh sáng và dinh dưỡng cho các cây được đảm bảo, độ tàn che phù hợp, ánh sáng chiếu vào nhiều hơn tạo không gian thông thoáng, do đó sẽ hạn chế được sự phát triển của nấm bệnh. Vì vậy đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để phòng trừ bệnh đồng thời cũng là biện pháp chăm sóc quản lý rừng trồng một cách có lợi và hiệu quả.
Cụ thể của giải pháp này là khi trồng phải xác định mật độ phù hợp thường là 250 - 300 bụi/1ha. Thời gian đầu cây còn bé không cần nhiều không gian dinh dưỡng nên với mật độ như vậy măng luồng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Sau này có thể một số bụi bị chết cùng với công tác tỉa thưa nhân tạo và tỉa thưa tự nhiên thì đến mức rừng đạt mật độ tối ưu là 200 - 240 bụi/1ha là thích hợp nhất.
Trồng với mật độ thích hợp sẽ làm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn ta nên kết hợp với công tác tỉa thưa nhân tạo,
vừa tận dụng được sản phẩm trung gian vừa tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển vừa hạn chế được bệnh. Độ tàn che khi rừng khép tán đạt 0.6 - 0.7 là phù hợp nhất, lúc này ánh sáng vừa đủ để chiếu đều, đảm bảo không gian dinh dưỡng cho các cây sinh trưởng và phát triển tốt, không chèn ép lẫn nhau. Nấm bệnh ít có điều kiện phát triển để có thể phát dịch, đồng thời với tỉa thưa nhân tạo nên phát dây leo bụi rậm, cành nhánh bên dưới (Công tác vệ sinh rừng) tránh tạo các ổ dịch bệnh, lại có thể phòng chống được cháy rừng trong mùa khô.