Triệu chứng bệnh sọc tím luồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 51 - 56)

Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

4.3.1. Triệu chứng bệnh sọc tím luồng

Sau khi quan sát trực tiếp ngoài hiện trường, tham khảo các tài liệu, thì bệnh sọc tím luồng có triệu chứng như sau:

Măng bị bệnh nặng có thể toàn bộ chuyển thành màu tím, măng rất nhỏ và thường được đẻ trên mặt đất. Bẹ mo nang của những cây hoặc măng bị bệnh không có gai màu đen, mo nang cũng xuất hiện các sọc màu tím ở mặt trong (ảnh 4.6).

ảnh 4.6.Măng luồng bị bệnh sọc tím.

Những măng bị bệnh năm đầu còn to, những năm sau thì măng nhỏ dần từ gốc của măng bị bệnh mọc rất nhiều măng con, và cứ như vậy tạo ra các măng thứ cấp từ đó hình thành nên các búi măng. Các măng này không thể phát triển thành thân khí sinh mà sau một thời gian sẽ lụi dần và chết (ảnh 4.7).

ảnh 4.7.Măng luồng bị bệnh sọc tím tạo nên các búi măng.

Măng bị bệnh sinh trưởng kém, khi phát triển thành thân khí sinh thì có đường kính rất nhỏ, chiều cao vút ngọn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và trữ lượng của rừng luồng (ảnh 4.8).

Theo người dân địa phương, măng bị bệnh sọc tím có vị đậm và ngọt hơn nhưng kích thước của măng bé, sản lượng thấp, không làm tăng thu nhập của người dân từ việc mua bán măng. Bệnh sọc tím măng và luồng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của luồng, gây thiệt hại to lớn cho người sản xuất Lâm nghiệp ( ảnh 4.9 và 4.10).

ảnh 4.9. Kích thước của măng bị bệnh

Phần ruột trong cây bị bệnh sọc tím thường bị biến màu thành màu đen. Các lâm phần bị bệnh nặng, luồng không thể sinh trưởng và phát triển được thân khí sinh chỉ cao khoảng 2 - 3,5m và đường kính chỉ khoảng 1,5 - 3cm (ảnh 4.11).

ảnh 4.11.Kích thước thân luồng bị bệnh

Trên thân cây luồng bị bệnh có các sọc tím kéo dọc theo đốt ống luồng, kích thước và bề rộng của các vệt bệnh to nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ bị bệnh. Thường có màu tím sẫm khi thân khí sinh còn non ( ảnh 4.12).

ảnh 4.12.Sọc tím kéo dọc theo đốt ống luồng

ởnhững bụi bị bệnh nặng, toàn thân khí sinh luồng có màu tím (ảnh 4.13)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)