Chọn thời vụ trồng luồng trong phòng trừ bệnh sọc tím

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 61 - 64)

Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

4.4.2.1. Chọn thời vụ trồng luồng trong phòng trừ bệnh sọc tím

Chọn thời vụ trồng thích hợp sẽ làm giảm khả năng bị bệnh của luồng, làm cho cây tránh được bệnh, tăng sức đề kháng của cây bệnh. Kết qủa điều tra thời vụ trồng rừng luồng tuổi 3 tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu 4.5.

Biểu 4.5.ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh.

Thời vụ (tháng) Măng Luồng P% R% P% R% 2 - 3 56.5 51.67 48.9 37.02 6 - 7 80 64.86 79.5 54.81 10 - 11 87.1 73.76 82.45 59.97

Qua biểu 4.5 ta thấy rằng thời vụ trồng luồng ảnh hưởng rõ nét đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh của măng và luồng.

Trong năm có 3 thời vụ trồng luồng đó là tháng 2 - 3, tháng 6 - 7, tháng 10 - 11. nếu trồng luồng vào tháng 10 - 11 thì măng và luồng có khả năng mắc bệnh cao hơn, mức độ bị bệnh nặng hơn. Nếu thời vụ trồng luồng vào tháng 2 - 3 thì măng và luồng bệnh sẽ giảm, khả năng bị bệnh thấp.

Vào tháng 2 - 3 là tháng thích hợp cho nhiều loài cây trồng, đây được xem là mùa vụ trồng rừng. Vào thời điểm này, thời tiết rất thuận lợi, là khi tiết trời đã chuyển sang mùa Xuân, nhiệt độ không quá thấp mà cũng không quá cao. Độ ẩm của không khí cũng như độ ẩm của đất tăng lên, trời bắt đầu nhiều nắng. Mà như ta đã biết nấm gây bệnh thích môi trường có độ ẩm cao, ưa bóng, dễ mất khả năng sống dưới ánh sáng mặt trời với cường độ cao. Vì vậy vào thời điểm này nấm bệnh chưa phát triển, chưa phải là giai đoạn đỉnh cao của nấm bệnh, có thể nấm đã tồn tại trong đất, trong cây nhưng chưa biểu hiện bệnh. Có nghĩa là chưa thể hiện bệnh trạng hay triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Mặt khác vào thời điểm này nếu đem trồng thì cây con sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn vì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của không khí và đất là rất phù hợp không quá cao mà cũng không quá thấp. Cây con dễ dàng thích nghi với điều kiện sống, do vậy mà cây có sức đề kháng cao có khả năng chống chịu với nấm bệnh.

Thời điểm tháng 6 - 7 nếu trồng rừng thì cây dễ nhiễm bệnh hơn tháng 2 - 3 lúc này nhiệt độ tăng cao, không phải là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Nấm bệnh thời điểm này ít gây bệnh cho cây con. Nhưng nếu trồng luồng vào thời điểm này thì P% và R% của măng và luồng sẽ cao hơn là trồng vào tháng 2 - 3. Sở dĩ như vậy là do thời điểm này nhiệt độ cao thời tiết tương đối khắc nghiệt nếu trồng vào thời điểm này thì cây con khó thích nghi với môi trường sống. Chúng không thể sinh trưởng và phát triển tốt được trong điều kiện khí hậu như vậy, cây con còn non yếu, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống thấp cùng với điều kiện môi trường khắc nghiệt nên sức

đề kháng của cây kém, cây sinh trưởng và phát triển chậm sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh sọc tím xâm nhiễm.

Trồng luồng vào tháng 10 - 11 thì khả năng nhiễm bệnh của cây là rất cao, mức độ bị bệnh sẽ nặng hơn với trồng luồng vào hai thời vụ trước. Tháng 10 - 11 là thời điểm vừa kết thúc mùa mưa chuẩn bị bước vào Đông. Đây là thời điểm mà nấm bệnh phát triển đạt mức tối đa. Vào thời gian này cây nhiễm bệnh hàng loạt dịch bệnh thường bùng phát vào thời gian này, nấm bệnh phát triển đạt đỉnh cao là vì lúc nào mà độ ẩm đất, độ ẩm không khí cao, ánh sáng mặt trời đã giảm bớt cường độ và thời gian chiếu sáng xuống mặt đất trong ngày, vừa kết thúc mùa mưa nên độ ẩm đất cao, nhiệt độ đất và không khí là thuận lợi và đã giảm đi rất nhiều so với tháng 6 - 7. Đây có thể xem là thời điểm thích hợp nhất thuận lợi nhất cho nấm bệnh phát triển gây hại cho cây. Do vậy mà trồng luồng vào thời điểm này cây con còn yếu, sinh trưởng và phát triển chưa ổn định, sức đề kháng với điều kiện môi trường chưa cao cộng với nấm bệnh phát triển đã làm cho nấm dễ dàng xâm nhập, xâm nhiễm vào cây làm cho tỷ lệ bị bệnh nhiều và mức độ bị bệnh cao cây bị bệnh nặng và rất nặng. Thời gian này nấm bệnh phát triển cực điểm cũng là chuẩn bị cho thời kỳ qua Đông ở dạng bào tử, chúng qua Đông dưới đất và trong cây chủ.

Trồng rừng vào thời vụ này cũng vậy bao giờ măng cũng bị bệnh nặng hơn luồng một mặt vì măng mới sinh cơ thể còn non yếu nấm dễ xâm nhập vào, hơn nữa vào thời điểm này chưa phải là mùa măng nên trong quá trình điều tra thu thập số liệu chưa thể phản ánh chính xác mức độ cũng như tỷ lệ bị bệnh của măng.

Qua đây ta thấy rằng nếu chọn thời vụ trồng luồng thích hợp cũng là một biện pháp trong phòng bệnh bằng cách hạn chế sự tiếp xúc của nấm bệnh vào thời kỳ cây con chưa sinh trưởng, phát triển ổn định. Tránh trồng rừng vào giai đoạn phát dịch của nấm bệnh. Đồng thời phải chọn giống trồng là những

cây khoẻ mạnh sức đề kháng tốt có như vậy mới đem lại hiệu quả trong phòng bệnh cũng như hiệu quả kinh tế sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)