Xác định vật gây bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 56 - 59)

Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

4.3.2. Xác định vật gây bệnh

Từ các mẫu bệnh thu thập được tại hiện trường thông qua phương pháp giữ ẩm, soi kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần, cùng với việc tham khảo tài liệu phân loại nấm, chúng tôi đã xác định được vật gây bệnh của bệnh sọc tím luồng là: Nấm bào tử lăng trụ đen Arthrinium phaeospermum Ellis thuộc bộ nấm bào tử sợi: Hyphomycetales; lớp nấm bào tử sợi: Hyphomycetes; ngành phụ nấm bất toàn: Deuteromycotina; ngành nấm thật: Eumycota; giới nấm: Mycota.

Đặc điểm của nấm gây bệnh sọc tím luồng ( ảnh 4.14).

ảnh 4.14. Bào tử nấm gây bệnh sọc tím luồng

Theo các tài liệu đã dẫn, bệnh sọc tím luồng còn có nhiều nguyên nhân khác. Theo xác định của Phạm Quang Thu, vật gây bệnh của bệnh sọc tím luồng là nấm lưỡi liềm Fusarium sp. Theo tài liệu của Yang Wang nấm gây bệnh của bệnh sịc tím luồng là nấm bào tử lăng trụ đen Arthrinium phaeospermumEllis.

Theo một số tài liệu khác từ các công bố năm 2004 về bệnh sọc tím khá đầy đủ gồm nhiều vật gây bệnh như Nấm bào tử lăng trụ đen Arthrinium phaeospermum Ellis Nấm lưỡi liềm Fusarium letersporim Nees ex Fr. Nấm

mốc cuống ngắn Aureobassidium pullutans(De Bary) Arnaus Nấm bào tử liền

Alternaria alternate[37].

Trong các loài nấm trên nấm bào tử lăng trụ đen gây bệnh nặng nhất, sau đó là nấm lưỡi liềm, nấm bào tử lăng trụ đen có kích thước là 7,3 -11,7 x 4,6 - 6,5μm ; cuống bào tử hình sợi dài 3 - 6 μm, cũng có cuống dài 50 μm, rộng 1 - 1,6 μm, cuống không màu, không phân nhánh, vách ngăn không rõ. Phương thức phát dục là nẩy chồi. Bào tử trước khi rụng ra là nẩy mầm, trên đỉnh thành chuỗi, thường hình thành đống bào tử màu đen [37].

Sau khi xác định mẫu vật, trong thời gian nghiên cứu chúng tôi chỉ xác định được loài nấm bào tử lăng trụ đen Arthrinium phaeospermum Ellis (ảnh 4.15, 4.16).

ảnh 4.16.Nấm bào tử lăng trụ đen chụp từ kính hiển vi MBI

Sau khi sợi nấm xâm nhiễm vào cây chủ thông thường chúng xuyên qua các vách tế bào, phá vỡ tế bào hoặc làm tắc ống dẫn quản bào làm cho cây bị mất nước và dinh dưỡng, măng hoặc luồng bị khô héo dần. Sau khi ra khỏi bề mặt mô tế bào chúng lại hình thành các bào tử và tiếp tục lây lan. Nấm bệnh được xác định lấy từ bẹ măng của cây bị bệnh, các tế bào bị vỡ được lấy từ vỏ ngoài của cây luồng bị bệnh và được thể hiện ở ảnh 4.17 và 4.18.

ảnh 4.17 ảnh 4.18

4.4. Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng trừ bệnh sọc tím Luồng theo phương pháp quản lý vật gây hại tổng hợp IPM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)