Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu
4.4.1. Phương pháp cơ giới trong phòng trừ bệnh sọc tím luồng.
Phương pháp cơ giới được thực hiện như sau: Đào gốc của tất cả các bụi luồng bị bệnh nặng lên, đem xác cây bệnh gom lại đốt đi, sau đó phơi đất dưới ánh sáng của mặt trời để diệt bào tử nấm tồn tại trong đất (ảnh 4.19).
ảnh 4.19.Bụi luồng bị bệnh sọc tím được đào lên và phơi gốc
Cơ sở của biện pháp này là nấm gây bệnh tồn tại trong đất và trong cây bệnh, vật gây bệnh sẽ bị chết dưới ánh sáng trực xạ, do đó nếu ta đào gốc cây lên đem phơi đất thì bào tử nấm trong đất sẽ bị chết bởi nhiệt độ bức xạ mặt trời.
Để đánh giá hiệu quả diệt trừ nấm của phương pháp trên, sau khi soi mẫu đất dưới kính hiển vi ta có kết quả như sau:
với mẫu đất trước khi đào chưa được phơi nắng thì trong đất có nhiều loài vi khuẩn khác nhau và rất nhiều bào tử nấm bệnh, bào tử nấm bệnh có màu nâu vàng nhạt hình cầu dẹt hoặc hình trái xoan (ảnh 4.20).
ảnh 4.20.Nấm và vi khuẩn trong đất trước khi đào bụi luồng.
Sau khi phơi nắng, dưới kính hiển vi ta chỉ thấy một số loại vi khuẩn (ảnh 4.21).
ảnh 4.21. Vi khuẩn trong đất sau khi đào bụi luồng 15 ngày.
Như chúng ta đã biết bệnh sọc tím luồng là một bệnh gây thiệt hại lớn nhưng chưa có tài liệu nào công bố về bệnh này. hiện tại ở Việt Nam người ta chưa thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh cũng như chưa tìm ra được một giải pháp nào hữu hiệu nhất đem lại hiệu quả cao.
Phương pháp cơ giới đào gốc luồng và trồng lại cây không bị bệnh là phương pháp phòng trừ triệt để nhằm phát triển bền vững rừng luồng tại khu vực nghiên cứu. Nhưng công việc này phải mất rất nhiều công sức, nếu biết quản lý chăm sóc cây mới trồng sau này với chi phí của dự án VN 04/ 013 trong tương lai sẽ đạt được thành công. Phương pháp này nếu được áp dụng ở nơi có điều kiện địa hình đơn giản, đi lại dễ dàng thì hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn.