Cách xác định khả năng chuyển đổi thanh khoản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 30)

-I- Lý thuyết của Deep và Schaefer (2004)

Việc đo lường khả năng chuyển đổi thanh khoản lần đầu tiên được phát triển bởi Deep và Schaefer vào năm 2004, với một khái niệm là “khoảng cách chuyển đổi thanh khoản” (LTG - Liquidity Transformation Gap), nó là hiệu số giữa thanh khoản về

nguồn vốn (liquid liabilities - nguồn vốn có tính thanh khoản cao) và thanh khoản về tài sản (liquid assets - tài sản có tính thanh khoản cao). Trong đó, Deep và Schaefer đánh giá rằng cách khoản tín dụng có kỳ hạn 1 năm trở xuống là nguồn vốn thanh khoản và ngược lại, các khoản cho vay khách hàng có kỳ hạn trên 1 năm được coi là kém thanh khoản. “Nếu sự khác biệt này là dương, ngân hàng đang đầu tư những nguồn vốn có tính thanh khoản vào các tài sản có tính kém thanh khoản hay nói cách khác là diễn ra sự tạo thanh khoản của ngân hàng. Nói cách khác, nếu ngân hàng nắm những nguồn vốn có tính thanh khoản cao (ví dụ vốn ngắn hạn) nhiều hơn so với việc nắm tài sản có tính thanh khoản cao (ví dụ tín dụng ngắn hạn) thì xuất hiện sự tạo thanh khoản. Khi đó ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn.” (Vũ Hữu Thành & cộng sự, 2016).

-I- Lý thuyết của Berger và Bouwman (2009)

Berger và Bouwman vào năm 2009, đã đưa ra những gì họ gọi là thước đo toàn diện hơn của khả năng chuyển đổi thanh khoản và sử dụng để xác định số lượng thanh khoản được tạo ra bởi các ngân hàng Mỹ trong mười một năm đó là khả năng tạo thanh khoản LC - Lquidity Creation.

Đầu tiên, Berger và Bouwman (2009) đã chia tài sản và nguồn vốn của ngân hàng ra thành 3 nhóm với 3 mức độ thanh khoản: cao, thấp và trung bình dựa trên thời gian, rào cản và chi phí để các khách hàng/chủ nợ/chủ sở hữu lấy lại số tiền mà mình đã gửi vào/cho vay/góp vào ngân hàng để chúng ta xác định mức độ thanh khoản của nguồn vốn và dựa trên thời gian, rào cản và chi phí để chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt để xác định mức độ thanh khoản của tài sản.

Tiếp theo, họ đã gán trọng số 0,5 cho tài sản có tính thanh khoản thấp và nguồn vốn có tính thanh khoản cao; gán trọng số 0 cho tài sản và nguồn vốn có tính thanh khoản trung bình và -0,5 đối với tài sản có tính thanh khoản cao và nguồn vốn có tính thanh khoản thấp rồi tính tổng có trọng số của tất cả các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng để có con số LC đo lường khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng. Các trọng số được thực hiện trên cơ sở Lý thuyết về khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng. Lý thuyết chỉ ra rằng các ngân hàng tạo thanh khoản trên bảng cân đối kế toán khi ngân hàng sử dụng các nguồn vốn có tính thanh khoản cao để tài trợ cho các tài sản kém thanh khoản. Cụ thể, thanh khoản được tạo ra khi các tài sản kém

thanh khoản như các khoản tín dụng dài hạn được tài trợ bằng các khoản tiền gửi có tính thanh khoản cao như tiền gửi không kỳ hạn và sẽ sự tạo thanh khoản sẽ bị phá vỡ khi các tài sản có tính thanh khoản cao như chứng khoán kinh doanh được tài trợ từ các nguồn vốn kém thanh khoản như vốn chủ sở hữu. Dựa trên điều này, họ gán trọng số +0,5 cho các khoản mục tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thanh khoản là tài sản kém thanh khoản và nguồn vốn có tính thanh khoản cao. Tương tự, với các tài sản và nguồn vốn có tính thanh khoản trung bình không có tác động đến khả năng tạo thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w