Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51)

Sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy FEM, với gia thuyết như sau:

H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình

Kết quả kiểm định Wald (tại Phụ lục 9) với p-value bằng 0% < 5% đã bác bỏ giả thuyết H0, cho thấy có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình.

CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ket quả nghiên cứu

Sau khi phát hiện hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình và hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát Generalized Least Squares - GLS với cả hai tùy chọn panels (heteroskedastic) và corr (ar1) để khắc phục hai hiện tượng này, có kết quả sau:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 1,9091

(CRSK) (0,001)***

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế -0,0739

Các biến Dấu kỳvọng thực tếDấu Kết quả/Ýnghĩa Hệ số

Hệ số an toàn vốn năm trước (CAR-1)

+ + 1% 0,3484

Khả năng chuyển đôi thanh khoản (LTGt-1)

+/- - 5% -0,0127

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) +/- - Không có ý nghĩa -0,0075 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (CRSK) +/- + 1% 1,9091

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

(GDP) - - Không có ý nghĩa -0,0739 cons 0,0593 (0,022)**

Ghi chú: Giá trị thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn. **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 5% và 1% Nguồn: Tính toán từ dữ liệu ban đầu bằng phần mềm STATA

Bảng dưới đây tóm tắt kết quả hồi quy cho thấy sự so sánh giữa dấu hiệu kỳ vọng và dấu hiệu thực tế của tất cả các biến giải thích và ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam theo hệ số và mức độ đáng kể.

3.2. Thảo luận về kết quả hồi quy

Ket quả từ mô hình hồi quy cho thấy hệ số an toàn vốn CAR được giải thích bởi các biến độc lập như sau:

-I- Hệ số an toàn vốn của năm tài chính trước (CARt-1 — Capital Adequacy Ratio)

Đúng như kỳ vọng, hệ số CAR của năm trước có tác động tích cực lên hệ số CAR của năm tiếp theo, thể hiện thể hiện sự nhất quán trong thái độ duy trì hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Tại mức ý nghĩa 1%, hệ số an toàn vốn của năm báo cáo tài chính trước CARt-1 có mối tương quan cùng chiều với hệ số an toàn vốn CAR. Khi hệ số an toàn vốn năm trước tăng 1% sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR của năm tiếp theo tăng 0,3485%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết luận nghiên của Alhassan (2017) về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại tại Ghana giai đoạn 2007 - 2014.

-I- Khả năng chuyển đổi thanh khoản/khả năng tạo thanh khoản (LTG — Liquidity Transformation Gap)

Kết quả cho thấy, khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với hệ số an toàn vốn CAR, ở Việt Nam, lý thuyết về sự lấn át tiền gửi và cấu trúc tài chính mong manh là hợp lý. Việc chuyển đổi thanh khoản tăng lên, tương đương với lượng tiền gửi - nguồn vốn chính thực hiện hoạt động tạo thanh khoản - cũng tăng lên và các khoản đầu tư, cho vay kém thanh khoản với trọng số rủi ro cao cũng tăng lên, nhưng vốn tự có của ngân hàng không tăng lên kịp, dẫn đến sự sụt giảm của hệ số an toàn vốn CAR. Tại mức ý nghĩa 5%, khi khả năng tạo thanh khoản của năm tài chính trước tăng 1% sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR của năm tiếp theo giảm 0,0127%. Đây là một kết quả tác động khá nhỏ, tuy nhiên khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Hữu Thành & cộng sự (2016) vể vốn ngân hàng, sự tạo thanh khoản và hiệu quả của ngân hàng với kết luận rằng mặc dù tồn tại mối liên hệ nhân quả nhưng chiều tác động từ vốn NH tới sự tạo thanh khoản mạnh hơn nhiều so với chiều tác động ngược lại khi 30% sự biến thiên của sự tạo thanh khoản được giải thích bởi vốn NH trong khi đó chỉ khoảng 4% sự biến thiên của vốn NH được giải thích bởi sự tạo thanh khoản; nhưng kết quả của nghiên cứu lại không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Alhassan (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của

ngân hàng thương mại tại Ghana khi cho rằng có mối tương quan cùng chiều giữa khả năng tạo thanh khoản và hệ số an toàn vốn CAR.

-I- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE — Return On Equity)

Trái với kỳ vọng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mặc dù có tương quan ngược chiều với hệ số an toàn vốn CAR nhưng không mang lại ý nghĩa kinh tế. Điều này ngược lại với kết luận của Bateni, Vakilifard và Asghari (2014) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn CAR của hệ thống ngân hàng thương mại tại Iran, trường hợp của các ngân hàng Trung Quốc trong nghiên cứu Yuanjuan và Shishun (2012), và nghiên cứu của PGS. TS. Lê Thanh Tâm & cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận ROE có mối tương quan cùng chiều với hệ số an toàn vốn CAR: ROE tăng lên là dấu hiệu của việc sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, từ đó ngân hàng sẽ thu hút được các nhà đầu tư mới, dẫn đến vốn của ngân hàng tăng lên, hệ số an toàn vốn của ngân hàng theo đó cũng tăng lên; bên cạnh đó, ROE tăng lên cho thấy lợi nhuận ngân hàng tăng lên, nếu giữ lại nguồn lợi nhuận này thì có thể làm tăng vốn cấp 1 của ngân hàng và tăng hệ số an toàn vốn CAR.

-I- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (CRSK — Credit Risk)

Nhân tố cuối cùng trong mô hình nghiên cứu có tác động đến hệ số an toàn vốn CAR chính là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Tại mức ý nghĩa 1%, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng CRSK có mối tương quan cùng chiều với hệ số an toàn vốn CAR với mức tác động khá lớn. Cụ thể, khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1% sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR tăng 1,91%. Kết luận này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mili và cộng sự (2014), Masood và Ansari (2016) về hệ thống ngân hàng tại Pakista, cho rằng, khi nhận thấy khoản trích lập dự phòng tăng lên, các ngân hàng sẽ ý thức được rủi ro tín dụng cũng đang tăng lên và điều chỉnh tăng vốn tự có của mình một cách tương ứng. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và thận trọng thì các khoản vay sẽ được đảm bảo hơn, nếu các khoản tín dụng đã trích lập dự phòng được khách hàng trả đầy đủ thì phần đã trích lập sẽ được hoàn nhập, làm tăng lợi nhuận để lại của ngân hàng, từ đó làm tăng vốn tự có tác động làm tăng CAR. Tuy nhiên, kết luận lại không phù hợp với kết quả từ bằng chứng thực nghiệm của các

ngân hàng ở Jordan (Al-Sabbagh, 2004; Thiam, 2009) và nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tâm & cộng sự (2017) về các yếu tố quyết định đến hệ số an toàn vốn của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015.

Ả- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế — Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP — Gross Domestic Product)

Kết quả hồi quy cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP có mối tương quan ngược chiều với hệ số an toàn vốn CAR nhưng không có ý nghĩa kinh tế. Mối tương quan ngược chiều là phù hợp với kết luận của Aktas và cộng sự (2015) trong bối cảnh các ngân hàng thương mại tại Hồng Kông và nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tâm &cộng sự (2017) về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đôi khi, tăng trưởng kinh tế không hoàn toàn là một điều kiện tốt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì khi nền kinh tế tăng trưởng, số lượng khách hàng xin cấp tín dụng sẽ tăng mạnh, chủ yếu là các khoản tín dụng đầu tư kinh doanh sản xuất trung và dài hạn trong khi nguồn vốn ổn định của ngân hàng sẽ không tăng lên tương ứng, dẫn đến chênh lệch kì hạn giữa tài sản và nguồn vốn trong và ngoài bảng cân đối kế toán của ngân hàng, rủi ro thanh khoản từ đây cũng tăng lên, hệ số an toàn vốn giảm xuống. Bokhari, Ali, Sultan (2013) và Aktas, Acikalin, Bakin và Celik (2015) đã chỉ ra rằng, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, việc nhận thức về rủi ro của các ngân hàng sẽ ở mức thấp, các ngân hàng sẽ duy trì mức an toàn vốn thấp để đầu tư vào các tài sản rủi ro cao nhằm kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 4:

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI THANH KHOẢN & CẢI THIỆN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CAR DựA TRÊN HOẠT ĐỘNG

CHUYỂN ĐỔI THANH KHOẢN

Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn thường áp dụng những biện pháp trực diện cải thiện hệ số an toàn vốn CAR thông qua việc tăng vốn tự có và/hoặc giảm tài sản có rủi ro, tuy nhiên điểm yếu có thể chỉ ra của các phương pháp trực diện này đó là hệ số an toàn vốn CAR sau khi cải thiện không được duy trì bền vững, nỗ lực tăng vốn của các ngân hàng, nếu không đi kèm thay đổi trong hoạt động kinh doanh, quản lý thường ngày của ngân hàng, sẽ dẫn đến sự tăng lên của tài sản có rủi ro, và vô hình chung sẽ tác động giảm hệ số an toàn vốn CAR. Là một trong hai hoạt động cốt lõi, mang tính cố hữu của ngân hàng, cùng với kết quả nghiên cứu định lượng ở Chương 3, ta có thể thấy việc cải thiện hệ số an toàn vốn CAR thông qua quản lý hoạt động chuyển đổi thanh khoản của các ngân hàng thương mại là hoàn toàn khả thi. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất, các giải pháp này không chỉ được thực hiện trực tiếp bởi các NHTM mà còn cần được giám sát và hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản đặc biệt là cơ quan quản lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đó là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4.1. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại

4.1.1. Nhóm giải pháp về cơ sở dữ liệu và thông tin

• Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin, cập nhật nhanh chóng và chính xác trạng thái thanh khoản và lượng thanh khoản chuyển đổi của ngân hàng theo thời gian yêu cầu cho các cơ quan quản lý trong và ngoài ngân hàng.

• Triển khai những phần mềm, nền tảng phân tích hành vi của khách hàng, từ đó có thể đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hơn về cung, cầu thanh khoản của ngân

hàng; từ đó cũng có thể xây dựng cách đo lường thanh khoản chuyển đổi riêng của ngân hàng dựa vào mức độ nhạy cảm, mức độ thanh khoản riêng của các tài sản và nguồn vốn của bản thân ngân hàng.

4.1.2. Nhóm giải pháp về công tác quản trị điều hành

• Các bộ phận trong ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với nhau, các chi nhánh, phòng giao dịch cần báo cáo trung thực, nhanh chóng cho các bộ phận quản lý tập trung; còn các bộ phận quản lý cần giám sát chặt chẽ, đưa ra các chỉ đạo cụ thể để các bộ phận cấp dưới có thể thực hiện dễ dàng hơn, đạt được mục tiêu đề ra.

• Như đã phân tích ở trên, đôi khi tính thanh khoản và kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn ngân hàng sẽ không trùng với nhau, do đó, ngoài việc sử dụng các công cụ đo lường rủi ro thanh khoản vẫn đang được sử dụng như thang đáo hạn, các ngân hàng cần chủ động phân chia tác sản và nguồn vốn của ngân hàng theo mức độ thanh khoản, kết hợp với kỳ hạn và cả phân tích hành vi của khách hàng để đưa ra các dự báo chính xác nhất, tránh lãng phí vốn khi dự trữ thừa quá nhiều thanh khoản và tránh rủi ro khi dự trữ không đủ thanh khoản.

• Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt động chuyển đổi thanh khoản LTG có tác động ngược chiều đến hệ số an toàn vốn CAR của ngân hàng, do đó, để cải thiện hệ số an toàn vốn CAR, sẽ cần phải giảm hoạt động chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng. Theo lý thuyết, khi các khoản tiền gửi vào ngân hàng tăng, chủ yếu là các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn với mức độ thanh khoản cao sẽ bắt buộc ngân hàng phải thực hiện hoạt động tín dụng nhằm bù đắp khoản chi phí bỏ ra trả lãi tiền gửi nhưng các khoản tín dụng lại chủ yếu dưới dạng trung và dài hạn với hạn (mức độ thanh khoản thấp), điều này làm tăng thanh khoản được tạo ra của ngân hàng. Thật vậy, tại Việt Nam, xu hướng biến động của tỷ lệ các khoản tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi khách hàng, tỷ lệ các khoản tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng và khả năng chuyển đổi thanh khoản của các ngân hàng thương mại là giống nhau.

Ngân hàng Á Châu 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 -0.2 -0.4 -0.6 TDH KKH LTG Ngân hàng BIDV 2.‘. TDH KKH LTG

Ngân hàng MB Bank Ngân hàng Vietcombank

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Biểu đồ 4.1: “Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi”, “Tỷ lệ tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng” và “Khả năng chuyển đổi thanh khoản” của

một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018

Với thực trạng như trên, một lượng nguồn vốn thanh khoản tăng lên, sẽ dẫn đến một lượng tài sản kém thanh khoản tăng lên tương ứng, từ đó làm tăng chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng. Để giảm thanh khoản được chuyển đổi của ngân hàng, tác động từ phía nguồn vốn là rất khó, do việc gửi tiền vào ngân hàng hoàn toàn là quyết định của khách hàng, ngân hàng không thể từ chối nhận tiền gửi từ khách hàng, vì vậy cần tác động từ phía tài sản. Khi nguồn vốn thanh khoản tăng lên,

số an toàn vốn của ngân hàng mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế của thể chế trung gian tài chính ngân hàng.

• Cần giảm bớt sự phụ thuộc của ngân hàng vào lượng tiền gửi, tăng tỷ lệ vốn theo mức độ thanh khoản được tạo ra, nhằm khiến mối tương quan giữa hệ số an toàn vốn và khả năng chuyển đổi thanh khoản là cùng chiều, sử dụng vốn làm mức đệm hấp thụ rủi ro cho lượng thanh khoản được chuyển đổi, khi này ngân hàng vừa có thể duy trì hệ số an toàn vốn đáp ứng quy định, vừa có thể kiếm lợi nhuận từ việc chuyển đổi thanh khoản khi lấy nguồn vốn có tính thanh khoản cao - chỉ phải trả ít lãi để tài trợ cho tài sản có tính thanh khoản thấp - nhận lại lợi tức cao. Tuy nhiên, tăng vốn luôn là vấn đề không dễ thực hiện đối với các ngân hàng, do vậy, các ngân hàng cần cân nhắc kết hợp sử dụng cả hai biện pháp trên để có thể cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và hoạt động kinh doanh được thuận lợi.

4.2. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan chủ quản

4.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường chức năng quản lý, giám sát của các cơ quanchủ quản chủ quản

Các cơ quan chủ quản cần nhận thức được tầm quan trọng và quan tâm hơn đến hoạt động tạo thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, Thông tư 36/2014/TT- NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN mới chỉ tiếp cận và quản lý thanh khoản, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thông qua các thông số như: Tỷ lệ dự trữ thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w