Nhóm giải pháp đối với các cơ quan chủ quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan chủ quản

4.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường chức năng quản lý, giám sát của các cơ quanchủ quản chủ quản

Các cơ quan chủ quản cần nhận thức được tầm quan trọng và quan tâm hơn đến hoạt động tạo thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, Thông tư 36/2014/TT- NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN mới chỉ tiếp cận và quản lý thanh khoản, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thông qua các thông số như: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao và tổng nợ phải trả), Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao và dòng ra ròng trong 30 ngày tiếp theo), Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động và tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên các tỷ lệ này khá phiến diện, khơng mang tính hệ thống, chưa đủ mức độ bao quát về rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro từ hoạt động chuyển đổi thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do vậy, một số giải pháp đưa ra cho các cơ quan giám sát như sau:

• Nghiên cứu, xây dựng khung định lượng khả năng chuyển đổi thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm đo lường và giám sát được sự chuyển động của các dòng vốn kinh tế qua kênh ngân hàng thương mại, phần nào giúp đo lường rủi ro thanh khoản chung mà hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt. Việc đo lường

chuyển động của các dòng vốn qua kênh ngân hàng còn giúp ước lượng về các chỉ tiêu kinh tế cũng như xu hướng gửi tiền, đi vay của các tổ chức kinh tế, dân cư. Bên cạnh đó, việc xây dựng khung đo lường hoạt động chuyển đổi thanh khoản sẽ giúp các ngân hàng thương mại tham chiếu và điều chỉnh lượng thanh khoản tạo ra nhằm cải thiện hệ số an tồn vốn CAR.

• Từ khung đo lường khả năng thanh khoản của các ngân hàng, cơ quan giám sát cần đặt ra những quy định về giới hạn dao động của giá trị thanh khoản mà các ngân hàng tạo ra (tùy thuộc vào cách thức đo lường chuyển đổi thanh khoản đặt ra), giới hạn trên nhằm hạn chế rủi ro do hoạt động tạo thanh khoản mang lại, giới hạn dưới nhằm duy trì lợi nhuận mà hoạt động này mang lại. Do vậy, cần xem xét thật kỹ khoảng dao động này để đảm bảo giữa lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại, từ đó nâng cao an tồn vốn ngân hàng. Đối với cách đo lường chuyển đổi thanh khoản LTG được sử dụng trong nghiên cứu, tác giả đề xuất khoảng chuyển đổi thanh khoản LTG hợp lý của các NHTM là (0,1 - 0,25), theo đó, ROE của các ngân hàng có LTG trong khoảng này đa số ở mức trên 10% và hệ số an toàn vốn CAR trên 9%, đảm bảo giữa lợi ích và an tồn.

• Đối với một số ngân hàng lớn, có uy tín, có lượng tiền gửi khơng kỳ hạn lớn từ khách hàng, thường xuyên tạo nhiều thanh khoản như Vietcombank hay BIDV, nếu vượt quá giới hạn tạo thanh khoản, cơ quan giám sát có thể kết nối các ngân hàng này với những ngân hàng nhỏ có lượng thanh khoản tạo ra thấp do không huy động được vốn từ khách hàng nhằm giúp các ngân hàng này tạo ra lợi nhuận từ hoạt động thanh khoản. Khi đó, ngân hàng nhỏ sẽ cần chuyển nhượng, thế chấp các giấy tờ có giá, chứng khốn thanh khoản cho các ngân hàng lớn, theo đó, các ngân hàng lớn chỉ đang lấy nguồn vốn thanh khoản để tài trợ vào các tài sản thanh khoản được thế chấp bởi các ngân hàng nhỏ. Điều này, không ảnh hưởng đến thanh khoản tạo ra, rủi ro cũng như an tồn vốn của ngân hàng lớn nhưng lại có thể giúp các ngân hàng nhỏ tạo thêm thanh khoản và kiếm thêm lợi nhuận trong phạm vi cho phép.

• Đưa ra quy định về việc phân loại mức độ thanh khoản của các tài sản và nguồn vốn ngân hàng một cách cụ thể cũng như mức độ an toàn hợp lý của các tỷ lệ tài sản và nguồn vốn của ngân hàng dựa trên mức độ thanh khoản bên cạnh quy định hiện hành về “tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn”. Trong Thông tư 36 có quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được xác định bằng

cách lấy tỷ lệ giữa (dư nợ cho vay trung, dài hạn - nguồn vốn trung, dài hạn) và nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tính thanh khoản của các tài sản và nguồn vốn không hề đồng nhất với kỳ hạn của nó. Ví dụ: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng và vốn điều lệ của ngân hàng đều được xếp vào nguồn vốn trung và dài hạn, tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm có tính thanh khoản cao hơn so với vốn điều lệ các cổ đơng góp vào ngân hàng, vì dù có thể mất một khoản phí hoặc tổn thất do rút tiền trước hạn, nhưng khách hàng vẫn có thể dễ dàng rút tiền ra khỏi ngân hàng, mặc dù được xếp vào nguồn vốn trung dài hạn nhưng việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm vẫn mang đến rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Do vậy, không thể đối xử với các khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài và vốn điều lệ của ngân hàng theo cùng một cách, các cơ quan giám sát cần đưa ra quy định về cách xác định mức độ thanh khoản của tài sản và nguồn vốn ngân hàng theo 3 cấp độ tốt, trung bình và kém theo các nghiên cứu đã được thực hiện hoặc cũng có thể nhiều cấp độ hơn, từ đó đưa ra các tỷ lệ về tính thanh khoản giữa tài sản và nguồn vốn một cách hợp lý.

• Bên cạnh báo cáo về trạng thái thanh khoản, các cơ quan chủ quản cũng cần yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo về tình trạng chuyển đổi thanh khoản theo ngày, sự thay đổi các loại tài sản và nguồn vốn theo mức độ thanh khoản, chứ không chỉ chú trọng quản lý tài sản có tính thanh khoản cao hay nguồn vốn huy động không kỳ hạn theo quy định hiện hành. Như đã nói ở trên, các thơng số về thanh khoản đang được các cơ quan chủ quản giám sát chưa mang tính bao quát mà phản ánh tình trạng của một ngân hàng riêng rẽ nhiều hơn, việc giám sát lượng thanh khoản chuyển đổi sẽ giúp các cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình thanh khoản của tồn hệ thống ngân hàng, khéo léo xử lý vấn đề thanh khoản giữa các ngân hàng, một cách liên kết hơn, không rời rạc như hiện tại.

4.2.2. Nhóm giải pháp khác

• Các cơ quan chủ quản cần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách phổ biến và mạnh mẽ, nhằm biến kênh giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thành một cách cung ứng vốn mới của các ngân hàng, biến trái phiếu doanh nghiệp thành tài sản có mức độ thanh khoản trung bình, thậm chí là tài sản có mức độ thanh khoản cao, thay thế kênh cung ứng vốn truyền thống cho các doanh nghiệp là các khoản

tín dụng trung, dài hạn, giảm thiểu rủi ro từ hoạt động chuyển đổi thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

• Cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm giảm nợ xấu, giảm lượng thanh khoản chuyển đổi bị ứ đọng, nâng cao hệ số an toàn vốn CAR của các NHTM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w