Mối quan hệ giữa khả năng chuyển đổi thanh khoản ngân hàng và vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

kém thanh khoản có tác động tiêu cực đến khả năng tạo thanh khoản thì gán hệ số -0,5.

Lấy ví dụ: Khi tất cả tài sản của ngân hàng đều là tài sản có tính thanh khoản kém và tổng giá trị là 1 đồng, được tài trợ bởi 1 đồng nguồn vốn có tính thanh khoản cao. Khi đó, ta sẽ có khả năng tạo thanh khoản/ khả năng chuyển đổi thanh khoản LC của ngân hàng: LC = 0,5*1 + 0,5*1 = +1 đồng. Ngân hàng chuyển đổi từ 1 đồng vốn thanh khoản cao sang 1 đồng tài sản kém thanh khoản.

Vì vậy, khả năng tạo thanh khoản LC của ngân hàng sẽ dao động trong khoản +1 và -1. Trong kinh tế học, nghiên cứu về khả năng tạo thanh khoản của Berger và Bouwman đã trở thành biện pháp đo lường chuyển đổi thanh khoản được biết đến và sử dụng nhiều nhất.

1.3.3. Mối quan hệ giữa khả năng chuyển đổi thanh khoản ngân hàng và vốn củangân hàng ngân hàng

Có hai trường phái lý thuyết đưa ra hai giả thuyết trái ngược nhau về mối liên hệ giữa khả năng chuyển đổi thanh khoản và vốn của ngân hàng. Cụ thể:

Theo lý thuyết về “Sự hấp thụ rủi ro - Risk Absorption Hypothesis”, vốn ngân hàng được coi như một tấm đệm hấp thụ và trung hòa các rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng, (Von Thadden, 2004; Repullo, 2004; Coval & Thakor, 2000; Bhattacharya & Thakor, 1993) và rủi ro từ hoạt động chuyển đổi thanh khoản cũng không ngoại lệ. Cụ thể, khi càng nhiều thanh khoản được tạo ra từ ngân hàng, cũng đồng nghĩa với việc tài sản kém thanh khoản càng lớn, mức độ tổn thất cho việc xử lý các tài sản kém thanh khoản càng cao, để tránh sự sụp đổ khi không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của khách hàng, ngân hàng cần tìm kiếm các nguồn bù đắp khi nguồn

vốn thanh khoản đã mãn hạn nhưng vẫn chưa thu được tiền từ việc đầu tư vào các tài sản thanh khoản kém. Để tránh việc thụ động vay mượn trên thị trường liên ngân hàng với chi phí lớn, các ngân hàng sẽ chủ động tăng lượng vốn của mình tương ứng với mức tăng lượng thanh khoản được tạo ra. Từ đó, trường phái lý thuyết này đã đưa ra lập luận về mối tương quan cùng chiều giữa khả năng thanh khoản và vốn của ngân hàng, rằng việc tăng hoạt động tạo thanh khoản sẽ buộc các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn để hấp thụ rủi ro thanh khoản mà hoạt động này gây ra, và ở chiều ngược lại, vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng nhiều thì ngân hàng càng yên tâm hơn trong việc gia tăng hoạt động tạo thanh khoản. Có thể tóm tắt cơ chế tác động của chuyển đổi thanh khoản lên vốn ngân hàng theo lý thuyết về sự hấp thụ rủi ro như sau:

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chuyển đổi thanh khoản và vốn ngân hàng theo giả thuyết về sự hấp thụ rủi ro

↑ Chuyên đôi thanh khoản

↑ Chuyên đôi thanh khoản

Chủ động tăng

vốn ngân hàng

∖____________________/

Tài sản kém thanh khoản ↑

Nguồn vốn thanh khoản ↑

Tìm kiếm nguồn vốn bù đắp

rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản ↑

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trường phái lý thuyết tiếp theo đưa ra giả thuyết rằng vốn ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với sự tạo thanh khoản của ngân hàng là nhóm lý thuyết về “Financial Fragility - Crowding Out” (lý thuyết về cấu trúc tài chính mong manh và sự lấn át tiền gửi). Theo lý thuyết về sự lấn át tiền gửi, số lượng tiền gửi liên tục tăng buộc các ngân hàng phải thực hiện nghiệp vụ tín dụng nhằm kiếm lợi nhuận bù đắp khoản chi phí phải chi trả cho người gửi tiền. Trong khi đó, các khoản tiền được gửi

vào ngân hàng chủ yếu là từ dân cư với số lượng người gửi tiền nhiều, các khoản tiền gửi ngắn hạn; ngược lại, ngân hàng lại chỉ thực hiện được nghiệp vụ tín dụng với số lượng khách hàng ít hơn lượng người gửi tiền, với giá trị khoản tín dụng lớn hơn và với kỳ hạn chủ yếu là trung và dài hạn. Điều này, sự tăng lên của các khoản tiền gửi từ lượng lớn khách hàng nhỏ lẻ với kỳ hạn ngắn - các nguồn vốn thanh khoản cao, sẽ làm tăng sự tạo thanh khoản của ngân hàng cho các khoản tín dụng với số lượng khách hàng ít hơn, giá trị tín dụng lớn và kỳ hạn tín dụng dài - các tài sản kém thanh khoản, tuy nhiên rủi ro thanh khoản theo đó cũng tăng lên. Lý thuyết về cấu trúc tài chính mong manh chỉ ra rằng việc tăng vốn chủ sở hữu thụ động hơn rất nhiều so với việc tăng lượng người gửi tiền vào ngân hàng. Cổ đông của ngân hàng không thể tăng lượng vốn vào ngân hàng một cách tùy ý mà phải thông qua các thủ tục trung gian với nhiều chi phí, trong khi đó, người gửi tiền có thể linh hoạt gửi tiền vào ngân hàng bất kỳ lúc nào. Lập luận được đưa ra từ việc kết luận hai lý thuyết trên là lượng tiền gửi liên tục tăng, làm tăng khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng, tuy nhiên sẽ làm tăng sự phụ thuộc của ngân hàng vào lượng tiền gửi, ngân hàng sẽ ít tìm kiếm cách tăng vốn chủ sở hữu, điều này, theo thời gian sẽ làm giảm tỷ lệ vốn của ngân hàng trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, sự tạo thanh khoản có mối tương quan ngược chiều với vốn ngân hàng, mối tương quan này được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chuyển đổi thanh khoản và vốn ngân hàng theo lý thuyết về cấu trúc tài chính mong manh & sự lấn át tiền gửi

Trong cả hai trường phái lý thuyết, đều nhận thấy sự tăng lên của hoạt động chuyển đổi thanh khoản sẽ đi kèm sự tăng lên của các tài sản kém thanh khoản (các tài sản có trọng số rủi ro cao), sự khác biệt giữa hai trường phái lý thuyết này chỉ là mối tương quan giữa hoạt động chuyển đổi thanh khoản và vốn ngân hàng. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn CAR của ngân hàng được xác định bởi tỷ lệ giữa vốn của ngân hàng và tài sản có rủi ro của ngân hàng, do vậy, có thể thấy hoạt động chuyển đổi thanh khoản, theo cả hai trường phái lý thuyết, đều có tác động đến hệ số an toàn vốn CAR của ngân hàng thông qua tài sản có rủi ro và vốn ngân hàng.

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH LựA CHỌN 2.1. Phạm vi đối tượng và thời gian

Mau nghiên cứu là 13 Ngân hàng TMCP chiếm đến gần 70% quy mô tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm:

Ngân hàngThươngmại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Ngân hàngThươngmại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Ngân hàngThươngmại Cổ phần Công thương Việt Nam (CTG) Ngân hàngThươngmại Cổ phần Quân Đội (MBBank)

Ngân hàngThươngmại Cổ phần Á Châu (ACB)

Ngân hàngThươngmại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)

Ngân hàngThươngmại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Ngân hàngThươngmại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) Ngân hàngThươngmại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Ngân hàngThươngmại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) Ngân hàngThươngmại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

Ngân hàngThươngmại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Ngân hàngThươngmại Cổ phần Tiên phong (TPBank)

Nghiên cứu lựa chọn khoảng thời gian 7 năm từ năm 2012 đến năm 2018 nhằm đánh giá một cách chính xác xu hướng tác động trong thời gian gần đây của các biến

mà người nghiên cứu không thu thập trực tiếp cho dự án của mình mà từ những người trả lời và các chủ thể khác (Hair và các cộng sự, 2011). Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập và tính toán từ các báo cáo báo cáo tài chính được công bố trên các trang website chính thức của các ngân hàng, dữ liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính FiinPro® và website của Ngân hàng thế giới (https://www.worldbank.org). Sở dĩ, lựa chọn dữ liệu thứ yếu để sử dụng trong bài nghiên cứu này là vì: thứ nhất, Ghauri & Gronhaug (2005) chỉ ra những lợi thế của nguồn dữ liệu thứ yếu là tiết kiệm thời gian và hiệu quả chi phí cao; thứ hai, góc nhìn cộng đồng là tương đối quan trọng trong phần lớn các nghiên cứu, nhưng lại không cần thiết trong nghiên cứu này do nghiên cứu đi sâu vào bản chất hoạt động và cơ cấu bảng cân đối kế toán của ngân hàng chứ không đi vào cách nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng về ngân hàng; những điều này giải thích lý do vì sao các nguồn dữ liệu chủ yếu như khảo sát hay đặt câu hỏi không được áp dụng trong nghiên cứu này.

2.3. Mô hình nghiên cứu

2.3.1. Mô hình cơ sở

Mô hình hồi quy trong nghiên cứu được dựa trên mô hình nghiên cứu của Alhassan (2017) về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại tại Ghana giai đoạn 2007 - 2014; với biến phụ thuộc là hệ số an toàn vốn CARt của năm tài chính và 8 biến độc lập bao gồm: (i) hệ số an toàn vốn CAR1-I của năm tài chính trước, (ii) khả năng chuyển đổi thanh khoản LTGt-1 của năm tài chính trước, (iii) tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA, (iv) tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, (v) quy mô ngân hàng SIZE, (vi) tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng CRSK, (vii) tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP và (viii) tỷ lệ lạm phát INFL. Mô hình hồi quy gốc được sử dụng trong nghiên cứu của Alhassan (2017) như sau:

CARi,t = β0 + β1CARijt-1 + β2LTGijt-1 + β3ROAijt + β4R0Eijt + β5SIZEijt

+ β6CRSKijt + β7GDPt + β8INFLt + εijt Trong đó:

CARijlà hệ số an toàn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t

CARi,t-1 là hệ số an toàn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t - 1

LTGi,t-1 là khả năng chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t - 1

ROAij là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t

ROEi,t là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t

SIZEij là quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t

CRSKi,t là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t

GDPt là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia tại thời điểm t

INFLt là tỷ lệ lạm phát của quốc gia tại thời điểm t

2.3.2. Cách xác định các biến trong mô hình

-I- Các yếu tố nôi sinh của ngân hàng

Các yếu tố nội sinh sẽ được tính toán dựa trên số liệu từ các khoản mục trên báo cáo tài chính thường niên của các ngân hàng được cung cấp trên website chính thống của các ngân hàng và dữ liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính FiinPro®.

Hệ số an toàn vốn (CAR — Capital Adequacy Ratio)

Cách tính tỷ lệ an toàn vốn CAR dựa trên các chuẩn mực của Hiếp ước vốn Basel (Basel I, Basel II và Basel III); tuy nhiên nghiên cứu này chỉ áp dụng cách tính trong Basel I theo quy định hiện hành là Thông tư số 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015. Trong đó quy định:

Von ⅛ CO Tỷ lệ an toàn von toi thiêu CAR (%) = .,λ___

Tong tài sản CO rủi ro

x 100%

Khả năng chuyển đổi thanh khoản (LTG — Liquidity Transformation Gap)

Trước tiên, để xác định được khả năng chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng, cần phân chia tài sản và nguồn vốn của ngân hàng với các mức độ thanh khoản khác nhau

TÀI SAN MƯC ĐỌ THANH KHOAN Tiền và các khoản tương đương tiền Cao

• Khoản mục “Tiền gửi ký quỹ” được chia vào nguồn vốn có tính thanh khoản cao, theo tiêu chí phân chia thì có nghĩa là khoản tiền này có thể được khách hàng rút ra khỏi ngân hàng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, theo định nghĩa thì tiền gửi ký quỹ là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng hoặc đối với đối tác của họ, đôi khi ngân hàng còn phong tỏa khoản tiền ký quỹ trong tài khoản thanh toán của khách hàng, do vậy, nói khoản tiền gửi ký quỹ có tính thanh khoản cao là chưa chính xác.

• Khoản mục “Các khoản nợ khác” trong bảng cân đối kế toán chưa được đề cập đến.

• Khoản mục “Chứng khoán đầu tư” được chia vào tài sản có tính thanh khoản trung bình. Tuy nhiên, chứng khoán đầu tư được chia thành 2 loại: “Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn” và “Chứng khoán sẵn sàng để bán”; trong trường hợp này, khoản mục chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn có thể được xếp vào loại tài sản có tính thanh khoản trung bình ví khi bán các chứng khoán này trước ngày đáo hạn (không theo dự định ban đầu của ngân hàng) thì chắc chắn sẽ có những tổn thất/ rủi ro nằm ngoài dự kiến hoặc đối với một số chứng khoán đặc biệt thậm chí còn không bán được; nhưng chứng khoán sẵn sàng để bán lại khác, theo định nghĩa, đây vốn dĩ là các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao, được ngân hàng bán mỗi khi có nhu cầu về tiền mặt. Do vậy, không thể gộp khoản mục “Chứng khoán sẵn sàng để bán” và “Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn” vào cùng một loại tài sản có tính thanh khoản trung bình.

• Các khoản “Cho vay khách hàng” được phân chia mức độ thanh khoản theo các khoản “Cho vay khách hàng cá nhân” và “Cho vay khách hàng tổ chức” dựa trên phương thức phân chia “fat cat” của Berger & Bouwman (2009) đối với các ngân hàng tại Mỹ. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng cá nhân được xếp vào tài sản có tính thanh khoản cao, còn các khoản cho vay khách hàng tổ chức được xếp vào tài sản có tính thanh khoản trung bình. Điều này chưa thực sự hợp lý đối với thị trường Việt Nam, sở dĩ Berger & Bouwman có cách phân chia như trên là do các khoản tín dụng cá nhân tại Mỹ có thể dễ dàng được chứng khoán hóa và bán trên thị trường, dễ dàng được quy đổi ra tiền mặt, còn tại Việt Nam, việc chứng khoán hóa các khoản vay chưa được phát triển như vậy.

24

Dựa theo các tồn tại nhận thấy trong nghiên cứu của Vũ Hữu Thành & cộng sự (2016), tác giả đề xuất cách phân loại mức độ thanh khoản được sử dụng trong nghiên cứu như sau:

Các công cụ tài chính phái sinh Cao

Chứng khoán kinh doanh Cao

Chứng khoán sẵn sàng để bán Cao

Tiền gửi tại NHNN Trung bình

Tiền gửi và cho vay các TCTD Trung bình Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn Trung bình Cho vay ngắn hạn khách hàng Trung bình Cho vay trung, dài hạn khách hàng Thấp

Góp vốn, đầu tư dài hạn Thấp

Tài sản cố định Thấp

Bất động sản đầu tư Thấp

Tài sản khác Thấp

NGUỒN VỐN MƯC ĐỘ THANH KHOẢN

NợNHNN Cao

Tiền gửi không kỳ hạn Cao

Tiền gửi có kỳ hạn Trung bình Tiền gửi tiết kiệm Trung bình

Các khoản nợ khác Trung bình

Phát hành giấy tờ có giá Thấp

Tổng hợp của tác giả

Học hỏi theo nghiên cứu của Alhassan A. S. (2017) khi nghiên cứu ảnh hưởng của khả năng tạo thanh khoản đến mức độ an toàn vốn của các ngân hàng tại Ghana, bài viết sẽ sử dụng LTG sửa đổi - được sửa đổi và kết hợp từ hai phương pháp của Deep & Schaefer (2004) và Berger & Bouwman (2009) - nhằm đo lường khả năng chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng. Cụ thể, LTG sửa đổi được xác định như sau:

Khả năng chuyển đổi thanh khoản LTG = (Liquid Liabilities - Liquid Assets)Illiquid Assets

Trong đó:

Liquid Liabilities: Nguồn vốn có tính thanh khoản cao;

Liquid Assets: Tài sản có tính thanh khoản cao;

Illiquid Assets: Tài sản có tính thanh khoản thấp.

LTG được sửa đổi giúp dễ dàng hơn trong việc xác định bao nhiêu nguồn vốn thanh khoản cao của các ngân hàng được sử dụng để tài trợ cho một đơn vị tài sản kém thanh khoản. Chẳng hạn, giá trị LTG là 0,5 có nghĩa là mỗi 1 đồng tài sản kém thanh khoản như các khoản tín dụng và đầu tư dài hạn được ngân hàng tài trợ bằng 0,5 đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w